Đêm nhạc tưởng nhớ ngũ hành vàng xứ Nghệ

  • Cập nhật: Thứ hai, 10/4/2023 | 9:33:25 AM

Đêm nhạc "Mạch nguồn ví, giặm" tưởng nhớ và khắc họa chân dung của năm nhạc sĩ, tri ân những đóng góp của họ cho nền âm nhạc nước nhà. Đó là Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Tài Tuệ, Hồng Đăng, Nguyễn Trọng Tạo và An Thuyên.

Chương trình được tổ chức 14/5, đúng dịp Hà Nội và cả nước diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2023), BTC lựa chọn hai bài hát về đề tài Hồ Chủ tịch, đó là Tiếng hát giữa rừng Pắc Pó (Nguyễn Tài Tuệ) và Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác (An Thuyên).

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Lê Doãn Hợp - Chủ tịch Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội - khẳng định đêm nhạc cũng là dịp tôn vinh làn điệu dân ca ví, giặm sâu lắng, nghĩa tình. Gần một tháng trước khi đêm nhạc diễn ra, các thành viên ban tổ chức còn nhiều trăn trở.


Họp báo công bố chương trình Mạch nguồn ví giặm. 

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật T.Ư khẳng định văn hóa xứ Nghệ là mạch nguồn thấm đẫm trong các nhạc phẩm của 5 nhạc sĩ. Song họ có thời gian dài trưởng thành, công tác ở mọi miền đất nước.

"Họ vươn ra biển cả, hòa vào những giá trị văn hóa, nghệ thuật của đất nước. Đó là thách thức của chương trình, không chỉ xoay quanh chất dân ca xứ Nghệ”, PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ bày tỏ.


Bà Ngô Huyền Lâm - vợ nhạc sĩ An Thuyên nghẹn ngào khi nhớ đến chồng. 

Nhà phê bình âm nhạc Thụy Kha kỳ vọng đêm nhạc xứng tầm với những cống hiến, đóng góp của các nhạc sĩ - được ví như "ngũ hành vàng” của nền âm nhạc quốc gia. "Chúng ta phải tạo ra những bức tượng bằng âm thanh để tôn vinh các nhạc sĩ”, nhà phê bình Thụy Kha chia sẻ.

Vợ nhạc sĩ Hồng Đăng chia sẻ chương trình nhằm tri ân năm cố nhạc sĩ, vì vậy điều bà quan tâm hơn cả là những tác phẩm được chọn cho đêm nhạc cần điển hình nhưng vẫn phải có sự xuyên suốt. "Mục đích đầu tiên là để khán giả thấy chất dân ca Nghệ - Tĩnh của mỗi người nhưng lại có những sắc màu riêng”, bà Lê Anh Thúy nêu.

Gần 20 ca khúc mang âm hưởng ví, giặm Nghệ Tĩnh như Mẹ yêu con, Xa khơi, Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh… sẽ được thể hiện qua giọng hát của các tên tuổi như NSƯT Thanh Lam, Phạm Phương Thảo, Anh Thơ… Nhạc sĩ An Hiếu - con trai cố nhạc sĩ An Thuyên đảm nhận vai trò cố vấn nghệ thuật cho chương trình.


NSƯT Đức Long thể hiện nhiều ca khúc do năm nhạc sĩ sáng tác. 

NSƯT Đức Long là người thể hiện nhiều ca khúc do nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sáng tác, từ những ca khúc thời kỳ đầu của nền âm nhạc Việt cho đến những ca khúc đạt giải của nam nghệ sĩ.

"Tôi cũng được hát nhiều ca khúc của anh Hồng Đăng. Nhạc sĩ Nguyễn Tài Tuệ là đồng nghiệp của tôi. Anh sáng tác nhiều tác phẩm khi làm việc tại nhà hát. Đối với nhạc sĩ An Thuyên, tôi là người hát bản demo (bản thử nghiệm) các ca khúc do anh sáng tác”, NSƯT Đức Long kể lại.

Đức Long hợp tác nhiều nhất với cố nhạc sĩ An Thuyên. Anh ấn tượng lớn với chùm ca khúc của ông về quê hương, về xứ Nghệ, Hà Nội... "Nhạc sĩ An Thuyên giao cho tôi một tập ca khúc để thu bản thử nghiệm như Neo đậu bến quê, Ca dao em và tôi... tôi là người thu âm đầu tiên”, NSƯT Đức Long chia sẻ.


Thanh Lam bày tỏ sự vui mừng khi tham gia đêm nhạc tưởng nhớ "ngũ hành vàng xứ Nghệ". 

Dù các nhạc sĩ đã đi xa, ca khúc, nhân cách của họ vẫn mãi ở lại trong tim của nhiều người. Chương trình nghệ thuật Mạch nguồn ví giặm chính là tình cảm trân trọng, sự tri ân và tôn vinh đối với các nhạc sĩ.

(Theo TPO)

Các tin khác
Tiết Thanh minh là dịp để con cháu hướng về tổ tiên, cội nguồn.

Thanh minh tuy không phải là Tết lớn nhưng gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam - bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của những người đi trước.

Con đường chinh phục thị trường quốc tế của phim hành động Việt Nam 578 đang ngày càng được mở rộng.

Bộ Công an tổ chức trại sáng tác văn học “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần V

Từ ngày 7 – 20/4 tại Quảng Ninh, Bộ Công an tổ chức trại sáng tác văn học chủ đề “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” lần V.

Lễ ký kết giữa tổ chức

Đại diện tổ chức “Mister Grand International “ vừa chính thức công bố Việt Nam chính thức trở thành một trong 4 chủ sở hữu của tổ chức này, đồng thời sẽ là nước chủ nhà đăng cai cuộc thi trong năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục