Con lợn ủn ỉn...

  • Cập nhật: Thứ hai, 26/2/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong đời sống văn học của dân tộc, có rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về con lợn.

Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

Con lợn được nói đến nhiều vì con lợn rất gần gũi với con người, nó là một trong số những con vật được con người thuần hóa đầu tiên. Trong 12 con giáp để tính năm tính tháng và đoán định tuổi cho con người thì bên cạnh con chuột, con trâu, con rồng, con hổ... có con lợn. Ai sinh năm Hợi là cầm tinh con lợn. Tuổi Hợi khi còn nhỏ hay ăn chóng lớn, khi lớn khôn thì hiền lành, chẳng nỡ hại ai và cũng làm ra tiền ra của. Ngay từ ngày xưa, con người đã biết nuôi lợn và quý trọng con lợn hơn mọi con vật khác.

Con người biết nuôi lợn để cải thiện đời sống, thịt lợn từ xưa đến nay vẫn được xem là nguồn thực phẩm chính. Trong các ngày lễ, ngày Tết, cưới xin, thiếu thịt lợn coi như bất thành lễ. Đặc biệt là trong lễ cưới, lễ hỏi ngày xưa đã thành tục lệ, không có con lợn không xong. Nhà gái bao giờ cũng thách cưới bằng lợn và rượu:

Giúp em một thúng xôi vò
Một con lợn béo một vò rượu tăm

Khi con cái đã nên vợ, nên chồng thì ông mai, bà mối bao giờ cũng được biếu cái thủ lợn để tỏ lòng biết ơn của gia chủ. Sau lễ rước dâu ba ngày, vợ chồng mới cưới phải quay về nhà gái làm lễ lại mặt. Lễ lại mặt bao giờ cũng có cái thủ lợn luộc chín.

Lễ lại mặt rất quan trọng, nếu bên nhà gái thấy cái thủ lợn luộc bị cắt mất một tai thì phải biết người vợ mới đó trước khi về nhà chồng đã không còn trinh tiết. Nếu nhà trai trả lại dâu, nhà gái phải cắn răng chịu và phải hoàn lại lễ vật cho nhà trai.

Đặc biệt trong ba ngày Tết, không có thịt lợn trong nhà, coi như không có Tết. Những cái tết xưa cũng như bây giờ, ngày tết bao giờ cũng có thịt mỡ - dưa hành - câu đối đỏ. Cho dù ngày thường thiếu thốn, ăn uống đạm bạc thế nào thì Tết đến cũng phải có thịt treo trong nhà vì "Đói giỗ cha, no ba ngày Tết".

Con lợn cũng đã đi vào tranh Tết dân gian Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Tranh gà, tranh lợn, tranh cá giỡn trăng... vẫn được nhiều người ưa thích mua về trang trí Tết. Con lợn đất đang bày bán ở các chợ bây giờ cũng chả khác mấy bức tranh lợn Đông Hồ.

Càng ngày càng cho thấy, con lợn gắn bó với đời sống vật chất, văn hóa của dân tộc Việt Nam. "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ" vẫn đọng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến xuân về.

Hoàng Mai

Các tin khác
Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Cụm thi đua số 5 tích cực tham gia luyện tập  để tham gia Liên hoan

Công đoàn Viên chức tỉnh Yên Bái sẽ tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động” năm 2024, dự kiến khai mạc vào ngày 18/5 tại Rạp Hồng Hà, thành phố Yên Bái.

Đền thờ Vua Hùng ở TP Cần Thơ

UBND thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đề xuất xây dựng đền thờ Vua Hùng và các bậc tiền nhân có công với đất nước tại địa phương này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục