Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được ưu tiên trình UNESCO xét duyệt năm 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/5/2023 | 5:00:36 PM

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên cho đợt xét duyệt năm 2024. Trong đó, Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được đề cử làm hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.
Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) nhận được văn bản số 47/UBQG/2023 ngày 5/5/2023 của Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024.

Ngày 15/5, Bộ VHTTDL có văn bản số 1878/BVHTTDL-DSVH đề nghị Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam có văn bản gửi UNESCO thông báo lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên Chính phủ năm 2024 là hồ sơ Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam.

Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam có văn bản gửi UNESCO về việc xem xét đăng ký hồ sơ ưu tiên của Việt Nam cho đợt xét duyệt năm 2024. Theo đó, Việt Nam xếp thứ tự ưu tiên hồ sơ đề cử Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại) và ưu tiên thứ hai cho Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ (Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp).

Bộ VHTTDL cho biết di sản Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam thuộc các loại hình lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng, tri thức dân gian của đồng bào các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm.

Nếu được ghi danh, đây sẽ là di sản đầu tiên của Việt Nam có chủ thể là các dân tộc cả đa số và thiểu số, tạo ra sự cân đối về di sản tín ngưỡng được ghi danh ở các vùng miền, sự cân đối về các tộc người là chủ thể thực hành di sản và cân đối về sự phân bố di sản được UNESCO ghi danh tại Việt Nam.

Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lễ hội truyền thống được giữ gìn và thực hành qua nhiều thế hệ tại Châu Đốc, An Giang. Lễ hội mang đậm văn hóa của cư dân vùng Tây Nam bộ, thể hiện bản sắc và sự kế tục của cộng đồng người Kinh trong tiến trình giao lưu tiếp biến văn hóa với người Hoa, Khmer, Chăm. Năm 2014, Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam được Bộ VHTTDL đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ 22-27/4 (âm lịch) hàng năm, được thực hiện theo nghi thức truyền thống gồm: Khai hội, lễ phục hiện rước tượng Bà từ đỉnh núi Sam xuống miếu thờ, lễ Tắm Bà, lễ Thỉnh Sắc Thần Ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân, lễ Túc yết, lễ Xây chầu, lễ Chánh tế và lễ Hồi sắc.

(Theo TPO)

Các tin khác
Ảnh: Bảo tàng Hà Nội

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc tại rất nhiều nơi, trong đó Thủ đô Hà Nội là nơi Người gắn bó lâu nhất (17 năm, từ năm 1945 đến năm 1946 và từ năm 1954 đến năm 1969).

Nhà Gươl của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại thôn Tà Lang, Giàn Bí được nâng cấp, sửa chữa trở thành nơi sinh hoạt của người Cơ Tu tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 515/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 (Chương trình).

Festival Yoga Mùa Hè sẽ diễn ra ngày 3 và 4/6 nhân dịp Ngày quốc tế Yoga 21/6.

Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà trong Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai.

Tối 15/5 (tức 26/3 âm lịch), huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang tổ chức khai mạc Lễ hội chợ phong lưu Khâu Vai năm 2023 với chủ đề “Về nơi tình yêu bắt đầu”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục