Bảo tàng Yên Bái đổi mới nội dung, phương thức phục vụ khách tham quan

Thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Yên Bái đã liên tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đưa nơi đây trở thành điểm đến gần gũi, thân thiết hơn với công chúng, ngày càng thu hút khách tham quan.
Trở lại Bảo tàng tỉnh Yên Bái sau một thời gian ngắn nơi đây đã có rất nhiều đổi mới, trong đó, rõ nét nhất chính là việc triển khai ứng dụng thuyết minh tự động phục vụ trưng bày, giới thiệu. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh và vài giây tải ứng dụng về điện thoại, đi tới đâu du khách quét mã QR tới đấy là có thể nghe thuyết minh đầy đủ về các không gian trưng bày, hiện vật với âm thanh rõ ràng, truyền cảm. Đặc biệt, ngoài tiếng Việt, ứng dụng này còn sử dụng ngôn ngữ, thuyết minh bằng 4 thứ tiếng khác gồm: tiếng Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. 
Hướng về phía một nhóm các du khách trẻ đang thích thú trải nghiệm ứng dụng thuyết minh tự động, ông Hoàng Tiến Long - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái chia sẻ: "Từ nguồn kinh phí vận động ủng hộ xã hội hóa, Bảo tàng tỉnh đã phối hợp với Công ty TNHH PN Travel Việt xây dựng phần mềm ứng dụng thuyết minh tự động quét mã QR vào phục vụ trưng bày giới thiệu tại Bảo tàng. Một tháng sau khi bắt đầu triển khai, ứng dụng được đi vào sử dụng. Qua khảo sát sơ bộ ý kiến của khách tham quan sau khi trải nghiệm ứng dụng, 100% phản hồi nhận lại đều cho biết cảm thấy thuận tiện, dễ sử dụng, rất hài lòng”. 
Cùng với triển khai ứng dụng phần mềm thuyết minh tự động, trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, 6 tháng đầu năm 2023, Bảo tàng tỉnh Yên Bái còn tổ chức 1 cuộc đào thám sát, khai quật khảo cổ; tổ chức bảo quản phòng ngừa 600 hiện vật, bảo quản trị liệu 50 hiện vật; tổ chức 1 đợt tổng kiểm kê kho cơ sở; tổ chức quản lý 65 hiện vật; xây dựng 1 bộ sưu tập hiện vật chuông đồng Đông Sơn cho cơ sở Bảo tàng Yên Bái; sưu tầm bổ sung 65 hiện vật. 
Đặc biệt, Bảo tàng tỉnh liên tục tổ chức các hoạt động trưng bày, triển lãm ngoài trời, phối hợp tổ chức giao lưu, tọa đàm tại Bảo tàng để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Trong đó phải kể đến cuộc trưng bày chuyên đề "Ký ức thời hoa lửa  và Chương trình giao lưu cùng các cựu chiến binh tại Bảo tàng tỉnh dịp cuối tháng 7/2023.
Tham quan "Ký ức thời hoa lửa”, em Nguyễn Ngọc Minh ở tổ 10, phường Minh Tân cho biết: "Được tới Bảo tàng tỉnh tham quan, nghe các ông, các bác kể chuyện chiến trường ngày xưa đúng dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ giúp cho chúng em thêm tự hào về lịch sử dân tộc, hiểu rõ hơn sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ đi trước để nhân dân Việt Nam được sống trong nền độc lập, hòa bình như hôm nay.
Rất nhiều tranh, ảnh tài liệu hiện vật làm em xúc động như ảnh chụp tranh anh hùng Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng để đồng đội tiêu diệt địch; Trần Thị Lý đang được chữa trị vết thương do những đòn tra tấn chết đi sống lại của Mỹ Diệm năm 1958; hay ảnh Lễ đón nhận hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào năm 2012...". 
"Trân trọng và biết ơn những hy sinh lớn lao của lớp cha anh đi trước, em luôn ghi nhớ, nguyện cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội, xứng đáng với sự hy sinh trân quý của các thế hệ cha ông” - Minh chia sẻ.
Nhờ những nỗ lực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nửa đầu năm 2023, Bảo tàng tỉnh đã đón 39.700 lượt khách tham quan, trong đó có 236 lượt khách quốc tế. 
Liên tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, Bảo tàng tỉnh đang từng bước khẳng định vai trò là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng.
Thời gian tới, Bảo tàng tỉnh Yên Bái tiếp tục mở cửa nhà trưng bày đi đôi với tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Nửa cuối năm 2023, Bảo tàng tỉnh phấn đấu tổ chức 2 - 3 cuộc trưng bày, triển lãm; thực hiện 7.500 tờ xuất bản tuyên truyền về di sản văn hóa lịch sử địa phương; thực hiện 3 - 4 cuộc điền dã, sưu tầm hiện vật tại các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái; sưu tầm mới từ 35 - 45 hiện vật thể khối, trong đó có nhiều hiện vật mới, có giá trị lịch sử, văn hóa cao; thực hiện quản lý 35 - 45 hiện vật…
Lê Thương

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

fb yt zl tw