Đại lễ tưởng niệm 716 năm Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn

  • Cập nhật: Chủ nhật, 1/12/2024 | 3:24:22 PM

YênBái - Sáng ngày 1/12/2024 ( tức ngày 1/11 Giáp Thìn), tại Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo (GHPG) tỉnh Yên Bái tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 716 năm Đức Vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn (1308-2024).

Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm.
Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm.

Hàng năm, dưới sự hướng dẫn của Hội đồng Trị sự GHPG Việt Nam, Ban trị sự GHPG các tỉnh, thành trên cả nước đều trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Đức Phật hoàng. Qua đó, ôn lại tiểu sử của  Sơ Tổ Điều Ngự Trần Nhân Tông, để các thế hệ tăng, ni hậu học noi theo tu tập, thấm nhuần giáo lý giải thoát viên dung của Ngài.
 
Tại Đại lễ, các đại biểu, tăng, ni, phật tử, người dân đã được lắng nghe tiểu sử Đức vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông và văn tưởng niệm 716 năm ngày Phật hoàng nhập niết bàn của GHPG Việt Nam. 

Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, tên huý (thật) là Trần Khâm, sinh năm Mậu Ngọ 1258. Năm Mậu Dần 1278, khi vừa tròn 20 tuổi, Hoàng Thái tử Trần Khâm được vua Trần Thánh Tông truyền ngôi xưng Hoàng đế, hiệu là Hiếu Hoàng. 

Kế tục sự nghiệp của các Tiên đế nhà Trần, Đức vua Trần Nhân Tông đã thi hành nhiều chính sách khoan hòa, thân dân, lấy đức mà trị vì Đại Việt, chăm lo cho dân chúng, xây dựng quốc gia hòa bình, thịnh trị.

Năm 1293, Đức vua Trần Nhân Tông đã nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông để lên làm Thái Thượng Hoàng. Năm 1299, Ngài rời kinh đô, chọn núi Yên Tử (nay thuộc Uông Bí, Quảng Ninh) dựng chùa, giảng pháp, độ Tăng. Người thống nhất ba dòng thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường thành lập lên dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với tư tưởng nhập thế "Cư trần lạc đạo”, "Hòa quang đồng trần”. Dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử là dòng thiền mang bản sắc riêng của Đại Việt, được gìn giữ và lưu truyền qua các thời đại, các thế hệ Phật giáo Việt Nam mà ngày nay Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chủ thể kế thừa tinh hoa nhập thế đồng hành cùng dân tộc. Ngày mùng 1 tháng 11 năm Mậu Thân (1308), Sơ Tổ Điều Ngự Trần Nhân Tông nhập diệt tại đỉnh Ngọa Vân, am Tử Tiêu, núi Yên Tử, thọ thế 51 năm. 

Lịch sử nước ta ghi nhận Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam.

Lịch sử nước ta ghi nhận Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị hoàng đế anh minh, lãnh tụ thiên tài, anh hùng dân tộc. Ngài là nhà văn hóa lớn, nhà tư tưởng lớn, đồng thời là nhà tu hành giác ngộ đã để lại hệ thống tư tưởng đặc sắc về Phật giáo. Người sáng lập nền Phật giáo Trúc Lâm và dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, được các thế hệ nhân dân ta tôn xưng là Vua Phật Việt Nam. 

Trong không khí trang nghiêm thành kính, chư tôn đức tăng, ni cùng các đại biểu đã thực hiện các nghi lễ dâng hương tưởng niệm và cầu nguyện quốc thái dân an.

Hoài Anh

Tags Đại lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập niết bàn chùa Tùng Lâm thành phố Yên Bái

Các tin khác

Từ ngày 1/12/2024 - 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”.

Ông Đặng Đình Thắng - Phó Giám đốc Kinh doanh Eurowindow Holding chia sẻ tại sự kiện. Ảnh: Eurowindow Holding

Trong không gian nghệ thuật lung linh ánh đèn và đậm chất tinh tế, đêm nhạc tri ân “Kết nối vị thế - Sống trọn tinh hoa” tại Melinh Plaza Yên Bái đã “chạm” cảm xúc hơn 100 khách mời tham dự sự kiện.

Tòa đại Đình được dựng trên nền cao có thềm bó bằng đá xanh, mang kiến trúc nhà sàn với sàn gỗ bề thế cao 0,7m so với mặt nền, sau hàng cột ngang và mười hàng cột dọc bằng gỗ lim có đường kính từ 0,55m (với cột con) đến 0,65m (với cột mẹ) được kê trên các tảng đá xanh

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 16) đối với 6 di tích. Trong đó có Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Đình Bảng (thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Như vậy, đến thời điểm này, tỉnh Bắc Ninh có 5 di tích được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Tổ chức kỷ lục Việt Nam trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến nay với số lượng nhiều nhất.

Ngày 29/11, tại Nam Định, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục