Cây cảnh thú chơi tao nhã

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/2/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mùa xuân luôn gắn liền với những thú chơi tinh thế và tao nhã, thể hiện niềm say mê và cảm xúc của con người trước cuộc sống. Cây cảnh bắt nguồn từ tự nhiên, nhưng cao hơn tự nhiên, bởi nó đã được thổi hồn vào, và mang ngôn ngữ biểu cảm thật tinh tế và sâu sắc.

Cây cảnh nghệ thuật tức là "cảnh trong chậu", đó là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ thuật trồng và nghệ thuật tạo hình. Để được coi là một cây cảnh nghệ thuật, trước tiên phải hội đủ "3 thế", là cây phải có thần - tiêu chí số 1 của cây cảnh nghệ thuật. Thứ 2 là nhân thế, đó là nhân cách của con người bộc lộ trong cây cảnh nghệ thuật. Thứ 3 là tâm thế, là chiều sâu nhất của cây cảnh đạt thế (tức là cái tâm mà con người gửi gắm). Khi thưởng thức cây cảnh, dễ làm cho tâm hồn rung động trước vẻ đẹp của tạo hóa được bàn tay và trí tưởng tượng phong phú của con người tái hiện. Một số loại cây quen thuộc, do hình dáng của nó mà tạo nên những cảm xúc riêng, nhất là đối với những cây đã định hình mà phần lớn là cây đã già, như: cây đa, sanh, si, lộc vừng tạo cảm giác vững chãi; tùng, bách tạo cảm giác bền vững, uy nghiêm; mai tạo cảm giác thanh cao (mai cốt cách, tuyết tinh thần); liễu tạo cảm giác mềm yếu; trúc tạo cảm giác ngay thẳng.

 

Để thể hiện sinh sự trưởng và phát triển của loài người, các nghệ nhân đã tạo ra từ cây sanh, si hình dáng "lão mai sinh quý tử" (bên cạnh một gốc to có một cây con). Nếu cây con mọc ở bên cạnh gọi là "sinh tử", mọc ở đằng trước gọi là "quý tử". Đối với cây lộc vừng, nếu có 3 cây ở trong chậu, thì người ta còn gọi là "tam đa", có 5 cây gọi là "ngũ lão dánh đình", gợi cho người xem những nét cổ kính, trường tồn. Cây tùng La hán hoặc tùng Vạn niên là loại cây quý nhất trong các loại tùng, có thể tạo ra nhiều dáng đẹp, như: tùng sà theo thế dưới lên trên, trên xuống dưới; tùng sà theo dáng mai bò; tùng theo thế giáng long; cây trồng dưới đất sống bám thân cây gỗ khô, thể hiện ý nghĩa cho sự trường tồn...

 

Hoa lá và cây xanh là một thực thể của tự nhiên, song dưới bàn tay tài hoa, và óc tưởng tượng của các nghệ nhân đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật tạo hình mang nhiều triết lý xã hội và tư tưởng nhân văn, thắp sáng lên trong tâm hồn mỗi người tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

 

Đỗ Hoài

Các tin khác

YBĐT - Người Mường sống ở gần rừng núi, nên mọi mặt trong cuộc sống đều có sự gắn bó với rừng. Trong rất nhiều phong tục, tập quán liên quan đến rừng, người Mường có tục ngày xuân đoán lá cây rừng. Tục này không biết có từ bao giờ, nhưng cứ vào khoảng 27 tháng 12 âm lịch hàng năm là bà con người Mường coi đây là ngày “đóng cửa rừng”.

YBĐT - Khi đến với dân tộc Mường vùng Tây Bắc những ngày Tết, ta thấy ngay câu ví: "Cơm đồ nhà gác, nước vác lợn thuê, ngày lùi tháng tiến", đủ hiểu các phong tục ở vùng dân tộc này.

YBĐT - Từ khoảng 20 tháng Chạp trở đi, ở các bản người Tày Tây Bắc, các bà các chị đã nhộn nhịp chuẩn bị gạo nếp, lá dong, lạt cho việc gói các loại bánh Tết. Riêng gói bánh ống (pẻng ổng) được chuẩn bị chu đáo.

YBĐT - Chơi đu (chọng chá) là sinh hoạt văn hóa được bà con người Thái Tây Bắc nói chung và Mường Lò - Yên Bái nói riêng rất yêu thích, đặc biệt là lớp trẻ. Trong các bản người Thái, gần như nhà nào có trẻ em thì đều có đu, thường được làm đơn giản bằng hai sợi dây chắc chắn, buộc vào một đoạn tre, hóp để làm chỗ đứng hoặc ngồi. Kiểu đu này có thể buộc dưới gầm sàn hoặc trên cành cây ở sân vườn nhà. Trẻ em vừa đu vừa cùng hát những bài đồng dao, vỗ tay reo hò vui vẻ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục