Tục hạ nêu ngày tết

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/2/2010 | 2:06:03 PM

Mùng 7 Tết là ngày mà theo truyền thuyết dân gian, người ta hạ nêu vì đã hoàn thành việc xua đuổi, bày trừ các thế lực xấu ra khỏi lãnh thổ của mình. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường, tạm chấm dứt

 những ngày xuân vui vẻ. Ngày nay, tục dựng nêu không còn, nhưng mâm cơm cúng trong ngày hạ nêu vẫn còn được duy trì ở nhiều gia đình.
 

 
 

 


Mùng 7 Tết, gia đình ông Phan Văn Đang tất bật với những công việc cuối cùng trong chuỗi ngày vui xuân. Sau những nghi lễ cúng tổ tiên, giờ đây, tất cả mọi thứ đều được hạ xuống, trở về trạng thái như ngày thường. Các loại hoa quả bày biện bàn thờ và cả lọ hoa chưng Tết cũng được ông mang bỏ đi.  “Ngày mùng 7, trong gia đình sửa soạn cúng, xúm lại ăn cho con cháu đi làm lại, mình dọn xuống hết. Tục hạ nêu cúng mùng 7, bây giờ nhắc lại cũng hơi khó, lâu quá rồi”, ông Phan Văn Đang, Xã Thới Thạnh, Huyện Thới Lai, Thành phố Cần Thơ nói.
 
 
Theo lệ thường, người dân chỉ ăn Tết 3 ngày nhưng vẫn duy trì không khí Tết đến ngày mùng 7 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngày nay, người ta không quá câu nệ vào điều này. Bởi, mọi công việc làm ăn buôn bán, ra đồng… có thể được bắt đầu sớm hoặc trễ hơn ngày mùng 7, tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình.
 
Sau bữa cơm sum họp ngày mùng 7, mọi người đều phải ra sức lao động. Ai đi buôn bán hoặc làm ăn xa là có thể bắt đầu. Người làm ruộng cũng sẽ ra đồng để chuẩn vị vụ mùa mới.
 
Tiến sĩ Trần Văn Nam, Chủ tịch Phân hội Văn nghệ Dân gian TP Cần Thơ cho biết: “Tất cả những phong tục cũng nên được nhắc nhở để các em, các cháu biết. Riêng tục hạ nêu, mặc dù không còn hạ nêu nữa, nhưng mâm cơm tế đất trời còn, chứng minh con người là chúa tể muôn loài. Mấy ngày kia là thần thánh, từ mùng 1 đến mùng 7. Còn ngày mùng 7, ngày thứ 7 là dành cho con người, làm chủ thiên nhiên”.
 
Theo nhịp sống hiện đại, tục dựng và hạ nêu không còn, thay vào đó hầu hết các gia đình đều treo cờ nước. Nhưng mọi người vẫn tin tưởng ở cây nêu, mâm cúng ngày mùng 7, với ý nghĩa cầu cho gia đình, làng xóm được mùa, cầu mong cho một năm mới được an lành và no đủ.
 
Ở nhiều vùng nông thôn, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây tre, loại cây để dựng nêu ngày trước. Nhưng giờ đây, với nhiều người Việt thì hình ảnh cây nêu chỉ còn được nhắc đến trong ký ức của những người già hoặc qua sách vở mà thôi.

(Theo VTV)

Các tin khác

Ngày 22-2, NXB Kim Đồng đã cho ra mắt loạt ấn phẩm của Disney bằng tiếng Việt (bao gồm tạp chí và sách được xuất bản theo thỏa thuận chuyển nhượng tác quyền giữa NXB Kim Đồng với Tập đoàn Xuất bản Disney - được cho là tập đoàn xuất bản ấn phẩm dành cho thiếu nhi hàng đầu thế giới).

Trong khi mọi sự chú ý đều đổ dồn vào “The Ghost Writer” (Nhà văn ma quái) thì bộ phim “Honey” (Mật ong, tựa gốc là “Bal” theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ) của đạo diễn Semih Kaplanoglu (ảnh) đã bất ngờ giành giải Gấu vàng tại LHP Berlin.

YBĐT - Khèn là một nhạc cụ không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Mông. Lúc vui hay lúc buồn, lúc đi chơi hay đang tỏ tình cùng bạn gái, người Mông đều mang khèn ra thổi. Tiếng khèn lúc trầm, lúc bổng kết hợp với các động tác múa khèn uyển chuyển đã tạo nên những vũ điệu làm say đắm lòng người. Xem clip: Âm thanh của đại ngàn

Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ban đầu chỉ là một trong vô vàn những hoạt động văn hóa chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Thế nhưng chỉ qua hơn nửa năm tổ chức, cuộc thi sáng tác thơ, nhạc “Thăng Long - Hà Nội Trái tim tôi” do Báo SGGP, NVH Thanh niên cùng doanh nghiệp sách Thành Nghĩa đồng tổ chức, đã dần trở thành một trong những sự kiện văn hóa nổi bật, được xem như là tiếng lòng của những người con phương Nam thể hiện nỗi nhớ về Hà Nội - trái tim, thủ đô của đất nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục