Khai mạc Lễ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2010
- Cập nhật: Thứ năm, 15/4/2010 | 7:57:47 AM
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2010 đã khai mạc tối 14-4 tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ).
Tiết mục nghệ thuật trong đêm khai mạc lễ hội.
|
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2010 là biểu tượng sinh động của tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi hội tụ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai của dân tộc. Đồng thời thể hiện trách nhiệm của toàn dân đối với tổ tiên đã có công dựng nước và giữ nước từ thời đại Hùng Vương.
Đây là ngày Quốc giỗ của toàn dân tộc, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tính nhân văn, nhân bản sâu sắc trong cội nguồn văn hóa Việt Nam. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, trong công cuộc phát triển đất nước thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa mạnh mẽ với nhiều thời cơ cũng như thách thức, với bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc từ thời đại Hùng Vương tới thời đại Hồ Chí Minh, chắc chắc nhân dân ta sẽ xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn...
Khúc mở đầu lễ khai mạc là tiếng trống đồng âm vang cùng với múa cờ hội, vũ đạo võ dân tộc cùng với màn rước 18 kiệu có bài vị 18 đời Vua Hùng. Theo sau mỗi kiệu là 18 nhóm người dân đất Việt trong trang phục đại diện cho khối đại đoàn kết toàn dân tộc tụ hội tại đất Tổ, thể hiện tấm lòng hướng về cội nguồn, tri ân công đức Vua Hùng. 10 mâm cỗ cúng của nhân dân, cháu con Lạc Hồng từ Bắc chí Nam đã được dâng lên các Vua Hùng.
(Theo SGGP)
Các tin khác
Ngày 14-4, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Quyết định số 1336/QĐ-BVHTTDL đồng ý cho UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì, phối hợp với Công ty cổ phần Du lịch Vinpearl Land đăng cai tổ chức cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt 2010.
Cuốn tiểu thuyết đầu tay Tinkers của tác giả Paul Harding đã giành được giải Pulitzer văn chương nghệ thuật 2010 ở hạng mục tiểu thuyết, vừa được công bố sáng 13-4, theo giờ Việt Nam.
YBĐT - Trong tiềm thức của những người nghệ nhân hát Phưn dân tộc Nùng An vẫn còn in đậm lắm hình ảnh của những ngày vui xuân xưa từng tốp nam nữ, từng đôi trai gái say sưa, mải miết, đánh yến, ném còn suốt cả buổi mà không biết mệt mỏi, và âm thanh của những đêm trên nhà sàn, từng tốp nam nữ hát Phưn giao duyên đối đáp nhau.