Từ "Ngày độc lập" đến "Thành phố bên sông"
- Cập nhật: Thứ năm, 2/9/2010 | 2:50:27 PM
Bốn phim tài liệu kỷ niệm Quốc khánh 2-9 và chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Hãng phim Tài liệu khoa học TƯ giới thiệu cùng công chúng Thủ đô.
Cảnh trong phim tài liệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
|
Kể từ "Ngày độc lập 2-9-1945" với phim đen trắng cho tới những thước phim màu về Thủ đô "Người cùng thế hệ", "Văn Miếu - Quốc Tử Giám" và "Thành phố bên sông" là cả một chuỗi ký ức gắn liền mùa Thu lịch sử 65 năm trước với Hà Nội hôm nay…
"Ngày độc lập 2-9-1945" dù chỉ có 20 phút, hình ảnh đen trắng, nhiều đoạn nhập nhòa dấu vết thời gian, nhưng lại là một "file nén" của điện ảnh khi lưu giữ một thời khắc vĩ đại của đất nước, một thời điểm vỡ òa cảm xúc của cả một dân tộc đã buộc phải cầm súng vì yêu hòa bình. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam, (Việt kiều Pháp), người thuộc lớp nghệ sĩ điện ảnh đầu tiên của Việt Nam chính là đạo diễn của những thước phim này.
Đạo diễn Nguyễn Văn Hướng, Phó Giám đốc Hãng phim Tài liệu khoa học TƯ chia sẻ: Thời điểm ngày độc lập dân tộc, điện ảnh tài liệu chưa có, những hình ảnh ghi lại được phần nhiều do những cá nhân thực hiện từ phim 8 "li". Đạo diễn Phạm Kỳ Nam đã thu thập được những thước phim quý giá này từ nước ngoài và cùng với các nghệ sĩ dựng nên "Ngày độc lập 2-9-1945" đầy xúc động. Con trai đạo diễn Phạm Kỳ Nam, họa sĩ thiết kế Phạm Quốc Trung (người thiết kế mỹ thuật cho phim "Đừng đốt") cũng nhớ lại: "Trong một chuyến sang Pháp làm phim "Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh", cha tôi cùng các đồng nghiệp đã được một Việt kiều Pháp tặng cho những tư liệu quý giá với hình ảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2-9-1945. Bộ phim không chỉ có giá trị lịch sử mà nó còn là câu chuyện về tấm lòng yêu nước của người Việt Nam ta dù sống ở xa Tổ quốc".
Cùng với "Ngày độc lập 2-9-1945", những thước phim khác đã tiếp mạch ký ức về Ba Đình lịch sử, rằng Hà Nội - nơi diễn ra sự kiện lớn lao ấy đã đang và sẽ phải nỗ lực ra sao để xứng đáng là trái tim của Tổ quốc. "Người cùng thế hệ" dài 20 phút, phim nhựa màu là tác phẩm của một đạo diễn tên tuổi trong giới phim tài liệu - NSƯT Nguyễn Thước. Dưới ngòi bút biên kịch chặt chẽ của nhà nghiên cứu sử học Dương Trung Quốc, phim tái hiện hình ảnh những người Hà Nội đã góp phần làm nên lịch sử trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng Thủ đô. Chọn một cách nhìn từ lịch sử, bộ phim dài 30 phút "Văn Miếu - Quốc Tử Giám" của NSƯT Nguyễn Văn Hướng (biên kịch NSƯT Lại Văn Sinh) lại gửi một thông điệp ý nghĩa về sử dụng hiền tài đối với Hà Nội hôm nay.
Các tin khác
Trong lịch sử 59 năm của Miss World, các nữ hoàng sắc đẹp vướng phải đủ loại scandal, từ say xỉn, chụp ảnh nude cho đến chuyện quan hệ giường chiếu bừa bãi...
Chiều 30-8, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cùng Trung tâm Hỗ trợ và phát triển tài năng đã thông báo về cuộc thi piano quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 5 đến 13-9.
Nhiếp ảnh gia Việt Văn là tác giả Việt Nam duy nhất đoạt 7 giải thưởng Bằng danh dự- (Honorable Mention Award) trong cuộc thi “Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế “ (International Photography Awards) năm 2010.
Chung kết cuộc thi Hoa hậu siêu quốc gia 2010 được tổ chức hôm 29- 8, tại Ba Lan vừa qua đã chính thức hạ màn với chiến thắng thuộc về cô Karina Pinilla Corro, 25 tuổi người Panama.