Kịch bản chi tiết lễ khai mạc 10 ngày Đại lễ
- Cập nhật: Chủ nhật, 26/9/2010 | 9:00:28 AM
UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt kịch bản chi tiết 10 ngày Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Theo đó, đại lễ sẽ gồm 2 phần là lễ và hội. Phần hội sẽ diễn ra tại 6 sân khấu xung quanh Hồ Gươm.
Một trong các sân khấu được đặt tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
|
Theo đó, chương trình diễn ra vào sáng 1/10/2010, tại Vườn hoa Lý Thái Tổ và khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, do Nghệ sĩ ưu tú Đặng Văn Hùng, giám đốc Nhà hát ca múa nhạc quân đội làm tổng đạo diễn.
Nội dung của lễ khai mạc gồm 2 phần, phần lễ và phần hội.
Phần lễ với dàn trống, cồng, chiêng tấu bản nhạc lễ, hiệu lệnh “Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và thắp lửa trên Đài lửa. Khi đó, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, thành phố Hà Nội sẽ làm lễ dâng hương. Tiếp đó là lễ chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Lãnh đạo thành phố sẽ phát biểu khai mạc. Ngay sau đó, Tổng giám đốc UNESCO sẽ trao bằng Di sản văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long cho Lãnh đạo Thành phố Hà Nội và có bài phát biểu.
Sau cùng của phần lễ khai mạc là một sự kiện đặc biệt: nghi thức thả chim bồ câu, với 1000 con chim bồ câu được thả lên bầu trời Hà Nội.
Phần hội diễn ra tại 5 sân khấu được đặt xung quanh Hồ Hoàn Kiếm và 1 sân khấu tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám.
Sân khấu thứ nhất (đặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ) với chủ đề: Thăng Long – Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng. Sân khấu thứ 2 (đặt tại sân khấu đền Bà Kiệu) với chủ đề: Thăng Long – Hà Nội, thủ đô văn hiến. Sân khấu thứ 3 (đặt tại Quảng trường Đông kinh Nghĩa thục) với chủ đề: Thăng Long – Hà Nội, thành phố vì hòa bình. Sân khấu thứ 4 (đặt tại Ngã ba Lê Thái Tổ - Hàng Trống) với chủ đề: Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển. Sân khấu thứ 5 (đặt tại ngã tư Hàng Khay - Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài) có chủ đề Hà Nội, trái tim cả nước.
Sân khấu thứ 6 được đặt tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Sau khi kết thúc chương trình của sân khấu 1, dàn quân nhạc sẽ di chuyển về sân khấu này, vừa đi vừa biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long - Hà Nội.
(Theo VnMedia)
Các tin khác
YBĐT - Mù Cang Chải - huyện vùng cao nằm ở phía Tây của tỉnh Yên Bái với trùng điệp những rừng thông thơ mộng, khí hậu mát lành, quanh năm mây phủ đã đi vào tiềm thức của nhiều du khách gần xa. Mù Cang Chải không những nổi tiếng về danh thắng ruộng bậc thang mà còn là nơi lưu giữ một kho tàng các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.
YBĐT - Cùng với các dân tộc khác trong tỉnh, người Mông ở Mù Cang Chải có rất nhiều nghi lễ quan trọng, một trong số đó là nghi lễ cưới hỏi. Đám cưới của người Mông thường diễn ra sau mùa thu hoạch lúa, ngô.
Sáng 24-9, Viện Thông tin khoa học xã hội (thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã công bố tấm bản đồ Hà Nội 1831 Hoài Đức phủ toàn đồ. Đây là lần đầu tiên tấm bản đồ gốc được công bố, trước đây giới nghiên cứu sử học chỉ được tiếp cận với tấm Hoài Đức phủ toàn đồ thông qua bản vẽ lại và phiên âm từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ của cụ Biệt Lam Trần Huy Bá.
Chùa Pháp Hoa (phường 4, quận Phú Nhuận - TPHCM) vừa hoàn tất bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa với hơn 71.000 chữ quốc ngữ được khắc trên 10 phiến đá granit đen khổ lớn của Ấn ĐộToàn bộ cuốn kinh Diệu Pháp Liên Hoa được thiết kế đứng trên những cánh sen mềm mại được ghép từ 12 tấm đá trắng vân mây của Thanh Hóa. Phía trước bộ kinh là cụm sen được khắc từ tảng đá vân hồng của Hà Tĩnh, trên mặt lá sen tóm lược ý nghĩa của kinh Diệu Pháp Liên Hoa.