Sững sờ trước hàng nghìn cổ vật Thăng Long

  • Cập nhật: Chủ nhật, 3/10/2010 | 8:57:11 AM

Trong không khí hồ hởi mừng ngày Đại lễ, có một "điểm nóng" về văn hóa đang rất được cả người trẻ lẫn người già đặc biệt quan tâm. Đó là khu di tích Hoàng Thành, nơi vừa khai trương và trưng bày hàng nghìn cổ vật quý được khai quật.

Lễ Khai trương và giới thiệu di tích, di vật Hoàng Thành Thăng Long
“Lịch sử 1000 năm từ lòng đất”.
Lễ Khai trương và giới thiệu di tích, di vật Hoàng Thành Thăng Long “Lịch sử 1000 năm từ lòng đất”.

Sáng ngày mùng 2/10, di tích Hoàng Thành đã mở cửa đón hàng nghìn lượt khách tham quan vào chiêm ngưỡng những cổ vật tuyệt đẹp từ thời Lý - Trần – Lê. Triển lãm cổ vật đã làm nức lòng người dân yêu mến lịch sử thủ đô trong những ngày trọng đại này.

Buổi lễ khai mạc rất trọng thể với sự có mặt của Bà Irina Bokova - Tổng Giám đốc UNESCO, người đã trao bằng Di sản văn hóa Thế giới khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long cho Hà Nội vào ngày khai trương Đại lễ (1/10). Điện Kính Thiên là khu vực chính trưng bày cổ vật. Từ 8 giờ sáng đến 10 giờ là thời điểm người tham quan đông nghìn nghịt. Ai cũng xuýt xoa trầm trồ khi di chuyển qua các khu vực trưng bày cổ vật theo các triều đại

•    Thời Đại La (618 – 907)

•    Thời Đinh – Tiền Lê (968 – 1009)

•    Thời Lý (1009 – 1225)

•    Thời Trần (1225 – 1400)

•    Thời Lê Sơ (1428 – 1527)

•    Thời Mạc (1527 – 1592)

•    Thời Lê Trung Hưng (1592 – 1788)

•    Thời Nguyễn (1802 – 1945)

Avatar.JPG
Ảnh đầu rồng thời nhà Trần

Tọa lạc ở chính giữa lòng Thủ đô, khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là một bộ phận thiết yếu nhất, trung tấm nhất và được bảo tồn tốt nhất của Hoàng thành Thăng Long xưa. Đó là trục trung tâm của Cấm thành - kinh đô Thăng Long xưa của nước Đại Việt, đã tồn tại trong suốt chiều dài 10 thế kỉ.

Gần 1000 cổ vật đã được khai quật và trưng bày trong khu vực rộng lớn của Hoàng Thành, làm say mê hàng nghìn người dân tham quan trong những ngày đầu Đại lễ.

01.JPG
Tiêu bản của một thanh đao

Ông Nguyễn Đình Giải, 65 tuổi, gương mặt hiền từ với những nếp nhăn thời gian,cho biết: "Khi chứng kiến những hiện vật lịch sử của 1000 năm Thăng Long Hà Nội, tôi cảm thấy rất tự tin và tự hào về lịch sử phát triển của đất nước, của thủ đô ngàn năm. Từ thế kỉ thứ 11 đến thế kỉ 21 này, có thể thấy sức sống, sức kiến thiết của ông cha ta qua các triều đại vẫn còn lưu dấu ấn mạnh mẽ đến tận bây giờ. Xem qua các hiện vậy từ thời Lý - Trần - Lê, các đồ gốm sứ hay tượng rồng, linh thú, càng thấy sự tiến hóa và văn minh đã thể hiện rõ và có sự thay đổi đáng kể qua từng thế kỉ.

03.JPG
Một gian trưng bày các chi tiết ngói


Những nhân viên làm việc trong khu vực Hoàng Thành hôm qua cũng tỏ ra vô cùng háo hức, mặc dù giờ nghỉ ăn trưa phải lui lại hơn một tiếng đồng hồ do phục vụ lượng khách quá đông. Nguyễn Trọng Nguyên - sinh viên đại học Dược Hà Nội chia sẻ: "Mình rất bất ngờ khi lần đầu tiên được xem tận mắt những vật phẩm văn hóa, kiến trúc này. Đây là lần đầu tiên chúng được công bố. Trước đây mình chỉ nghe qua trên báo đài nhưng  khi tình cờ đi qua Hoàng Thành sáng sớm nay, mình đã nhập vào một đoàn khách và đi theo nghe thuyết minh".

20.JPG
Chi tiết kiến trúc hình cánh sen

Nguyên cũng cho biết, bộ phận hướng dẫn viên lịch sử lần này khá hiệu quả, hướng dẫn chi tiết, nhiệt tình với giọng nói truyền cảm. Chàng trai 20 tuổi, một dược sĩ tương lai tỏ ra đặc biệt ấn tượng về những chi tiết chạm khắc đầu rồng và gạch hình cánh sen của thời nhà Lý. Nguyên nói: “Có thể cảm thấy những yếu tố văn hóa Việt rất sâu đậm như hình rồng thời Lý hay hình hoa sen., thật tự hào. Mình sẽ thông tin ngay cho bạn bè để có thể đến xem những hiện vậy có một – không – hai này. Nếu có dịp, mình sẽ quay lại và xem thêm lần nữa”.

26.JPG
Đầu chim phượng
27.JPG
Bát ăn của hoàng hậu – thiết kế nổi phía trong thành bá
14.JPG
2 đầu rồng thời nhà Trần
13.JPG
Thân rồng
17.JPG
Móng chân rồng: Rồng có 4 móng tượng trưng cho thái tử, 5 móng tượng trưng cho nhà vua


Một số các hiện vật khác:

30.JPG
Một góc di tích Hoàng Thành
31.JPG
Hàng nghìn người dân đến tham quan những hiện vật lần đầu được công bố rộng rãi


Triển lãm Hoàng Thành Thăng Long tiếp tục mở cửa trong những ngày tới để đón người dân đến chiêm ngưỡng cổ vật Hà Thành.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Chương trình KX.09 thể hiện dưới dạng công trình nghiên cứu khoa học và công bố trong “Tủ sách Thăng long ngàn năm văn hiến”.

Chiều 2/10, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chương trình nghiên cứu khoa học đồ sộ, đầy đủ nhất từ trước đến nay về Thăng Long - Hà Nội.

Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, tối 1/10 đã diễn ra chương trình “Đêm hồ Gươm lung linh” với điểm nhấn là sự hội tụ của 1.000 bộ áo dài 3 miền.

Vĩnh biệt NSND Y Moan.

Vào lúc 15h30 chiều ngày 1/10, NSND Y Moan đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng sau một thời gian chiến đấu kiên cường với căn bệnh ung thư dạ dày, ông hưởng dương 54 tuổi.

Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova đánh giá cao Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, coi đây là một trong những Uỷ ban Quốc gia năng động nhất và hoạt động có hiệu quả nhất trong số 193 Uỷ ban Quốc gia trên thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục