Như cánh chim không mỏi

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/4/2011 | 9:47:24 AM

YBĐT - Có một bài hát sáng tác riêng cho những người làm công tác tuyên truyền lưu động (TTLĐ) và những tuyên truyền viên trong bài hát này được ví như những cánh chim.

Các tuyên truyền viên thông tin lưu động đang biểu diễn tuyên truyền về đấu tranh phòng chống ma túy.
Các tuyên truyền viên thông tin lưu động đang biểu diễn tuyên truyền về đấu tranh phòng chống ma túy.

Ví như vậy thật đúng, bởi tôi là người may mắn trong công việc của mình đã thường xuyên qua lại và gắn bó với nhiều đội TTLĐ từ tỉnh Yên Bái đến các huyện, thị xã trên địa bàn từ rất nhiều năm nay, để chứng kiến họ có mặt ở khắp mọi nơi từ vùng thấp đến vùng cao, vùng sâu vùng xa của tỉnh.

Có thể nói rằng, dù điều kiện hưởng thụ, cập nhật thông tin hiện nay đã được cải thiện đến mọi khu vực dân cư nhưng vai trò của TTLĐ vẫn được xác định là hiệu quả rất cao và chưa thể thay thế, đặc biệt là ở một tỉnh miền núi, nhiều dân tộc, trình độ dân trí thấp và không đồng đều như Yên Bái.

Với đồng bào vùng sâu, vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn thì TTLĐ là kênh trực tiếp chuyển tải sinh động nhất, nhanh nhạy nhất các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng an ninh… của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.

Đồng thời, các buổi TTLĐ luôn thu hút đông đảo mọi người dân đến dự. Nội dung tuyên truyền, dù là tuyên tuyền miệng, kịch thông tin, tuyên truyền bằng hình ảnh luôn hấp dẫn và lôi cuốn, ngắn gọn và dễ hiểu để mọi đối tượng người dân từ già đến trẻ, biết chữ hay không biết chữ, biết tiếng phổ thông hay không đều nắm được.

Được biết, chỉ tiêu giao cho Đội TTLĐ của tỉnh hiện nay khoảng 140 buổi/năm và các đội TTLĐ cấp huyện, thị là 90 buổi/năm. Để hoàn thành được nhiệm vụ này, mỗi cán bộ công chức của ngành đều phải gồng mình. Nhiều anh em tâm sự, làm cái nghề này là phải hướng về cơ sở, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng nông, cho nên người làm TTLĐ chẳng khác gì một bác nông dân.

Trước khi đi cơ sở bao giờ cũng phải “trông trời, trông đất, trông mây”, nhưng chuyễn công tác dài ngày mà cả đoàn chuẩn bị lên đường thì trời lại đổ mưa rào vẫn là chuyện thường gặp. Mưa không diễn được thì ùn việc lại. Thời gian, nhiệm vụ tuyên truyền trọng điểm không cho phép chậm tiến độ nên hết mưa lại phải “quần quật cày bừa” mới kịp thời vụ.

Trước đây, diễn viên TTLĐ chỉ cần diễn trên nền đất với ánh sáng đèn măng-sông cùng một vài loại nhạc cụ là dân mình kéo đến xem đông nghịt.   Nhưng cái khó bây giờ là dù xem TTLĐ nhưng người dân cũng đã đòi hỏi rất cao về chất lượng phục vụ trong các buổi tuyên truyền.

Nếu trang thiết bị không tốt, nội dung không hấp dẫn, diễn không hay là bà con ít đến. Trong khi đó, tài chính đầu tư cho hoạt động TTLĐ hiện vẫn rất thấp và kế hoạch, chỉ tiêu thì giao sớm nhưng kinh phí thực hiện hiện thì lại đến chậm nên anh chị em vẫn phải nỗ lực để thực hiện nhiệm vụ với chuyên môn...

Thực tế, đời sống kinh tế của đội ngũ anh em làm TTLĐ nhìn chung còn  rất khó khăn. Hiện nay, anh chị em chủ yếu vẫn sống bằng đồng lương chứ không có một chế độ nào khác ngoài tiền lưu trú khi đi cơ sở.

Đặc biệt, chị em làm tuyên truyền viên nhiều người tuổi đời còn trẻ, bận bịu với việc nuôi con nhỏ nhưng bằng lòng nhiệt huyết với công việc họ đã cố gắng vượt lên hoàn thành tốt nhiệm vụ đưa thông tin về cơ sở.

Niềm hạnh phúc nhất với họ là được đông người dân đến xem vẫn rất đông, được đồng bào cùng vui múa hát.

Đặc biệt, từ những đêm diễn TTLĐ, các tuyên truyền viên đã giúp người dân hiểu hơn về cách cách phòng chống tệ nạn xã hội; thực hiện sinh đẻ có kế hoạch; hiểu rõ về trách nhiệm bảo vệ môi trường; nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và giữ vững quốc phòng an ninh… cùng hàng loạt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để thực hiện bản làng, thôn xã mình.

Từ niềm hạnh phúc ấy, những cánh chim đầu đàn trong đội ngũ những người làm TTLĐ như vợ chồng anh chị Mai - Tươi, chị Nhuần ở Đội TTLĐ tỉnh; anh Trường ở Đội TTLĐ huyện Yên Bình; anh Tuấn ở Lục Yên, anh Dũng ở Văn Chấn, anh A Pủa ở Mù Cang Chải, anh Hôn ở Trạm Tấu, anh Tiệp ở Văn Yên… vẫn miệt mài hàng hàng chục năm trên sân khấu trong những đêm diễn ở cơ sở và trong các đợt hội diễn TTLĐ.

Và những cánh chim ấy vẫn sẽ mãi còn nhiệt tình xải cánh cống hiến cho sự nghiệp xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển. 

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mùa lúa chín tại Móng ngựa Mù Cang Chải

UBND huyện Mù Cang Chải sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh hoạ

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25-29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Cho phép khai quật khảo cổ tại Đại nội Huế

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành) - Đại nội Huế, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Bộ VH-TT-DL vừa thông tin về việc tổ chức, lựa chọn các tác giả tham gia 2 trại sáng tác gồm: Trại sáng tác cho các tác giả nghiên cứu lý luận, phê bình văn học và Trại sáng tác cho các tác giả viết kịch bản văn học trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục