Văn hóa làng ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/5/2011 | 8:46:16 AM

Dù đô thị hóa đã diễn ra một thời gian dài, nhưng hầu hết người dân Việt Nam vẫn lớn lên và ra đi từ làng quê.

Làng vừa là không gian sinh sống, vừa nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người từ những truyền thống văn hóa đặc sắc. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vũ Ngọc Khánh đã có dịp đi nhiều, đọc nhiều và tổng hợp những điều thú vị trong cuốn sách “Văn hóa làng ở Việt Nam”.
 

“Làng ta phong cảnh hữu tình

 

Dân cư giang khúc như hình con long”.

 

Đây là câu ca dao về một làng quê nào đó, nhưng ai cũng như thấy bóng dáng xóm làng mình. Có thể cũng đông đúc, có thể là thưa người, nhưng cái phong cảnh hữu tình thì chắc chắn có. Cái phong cảnh hữu tình ấy có thể được cảm nhận ngay khi mỗi người đang sống ở làng, cũng có thể, lúc xa rồi người ta mới nhận ra. Và nhớ đến làng, người ta ấn tượng sâu sắc về văn hóa làng.

 

Tác giả dành phần đầu nói về cơ cấu làng Việt Nam, từ sự hình thành và phát triển làng, đến hệ thống chính quyền, rồi kinh tế làng xã. Chưa có tài liệu lịch sử chính xác để khẳng định làng ra đời từ bao giờ. Chỉ thấy từ thế kỷ thứ 10, khi Khúc Hạo dấy nghiệp, mới có lộ, phủ, châu, xã ở các nơi. Và làng được hiểu theo nhiều tên gọi như hương, xã, thôn, lý, láng, làng…Từ khi xuất hiện làng, đã có nhiều chuyển biến, đổi thay trong sinh hoạt cộng đồng, trong quan hệ giữa các làng với nhau.

 

 

Hoạt động văn hoá tham gia hội làng

 

Làng mỗi ngày một ảnh hưởng lớn hơn đến cuộc sống của mỗi người dân. Người ta quan niệm: Sống ở làng, sang ở nước và thiết tha gắn bó với làng. Kẻ bỏ làng bị chê bai và cũng tự cảm thấy khổ tâm. Làng rất bình dị, mộc mạc, thậm chí heo hút, nhưng lại có một sức mạnh không ngờ. Tính biểu tượng của làng rất lớn, nói về tính cách, người ta ví von “Trai làng này, gái làng nọ”, nói về sinh kế, người ta gắn đặc sản với tên làng.

 

Tác giả chia làng quê văn hóa cổ truyền Việt Nam thành các nhóm:

 

- Làng văn: là đất học hành, khoa cử.

 

- Làng võ: nơi có nhiều võ tướng, thịnh hành những môn thể thao, những trò chơi thượng võ.

 

- Làng nghề: với những nghề thủ công như nghề mộc, nghề rèn, nghề khảm, làng nông nghiệp, ngư nghiệp.

 

- Làng chợ: là những làng chuyên nghề buôn bán.

 

Văn hóa làng được trân trọng đến độ, nhiều làng được vua chúa đặt tên như làng Kiên Nghĩa hoặc làng Mỹ Nhân. Làng có gia đình được ban tấm biển “Khả phong” hay “Ân tứ”, cũng thành một làng văn hóa truyền thống vì có những gia đình nền nếp, gia phong, có những con người có phẩm hạnh.

 

Văn hóa làng được tiếp nối từ quá khứ tới tương lai. Khi đất nước đứng lên đánh đuổi đế quốc, đã có những làng thép ra đời. Đó là những làng kháng chiến, vừa xây dựng căn cứ, vừa chiến đấu kiên cường.

 

Người Kinh có làng, ở các dân tộc thiểu số có mường, bản. Tìm hiểu văn hóa xã hội, văn hóa tư tưởng và văn hóa nghệ thuật ở làng mới thấy vai trò to lớn của làng. Bao nhiêu người con hiếu, tôi trung đã từ làng quê mà ra, dầu đó là những làng quê mộc mạc, đời sống khó khăn, 99% dân số dưới thời phong kiến là mù chữ.

 

 

Hoạt động rước kiệu trong một lễ hội

 

Trong đời sống phần đông người dân Việt Nam hiện nay, văn hóa làng vẫn giữ vai trò quan trọng. Nhưng người ta sẽ phải chú tâm hơn, để những văn hóa đẹp của làng không bị mai một.

(Theo VTV)

Các tin khác
Bia tiến sĩ được vinh danh trong Danh sách Ký ức của UNESCO.

Ngày 26-5, Tổng Giám đốc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) bà Irina Bokova, đã chính thức vinh danh hệ thống Bia Tiến sĩ của các triều đại thời hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) được dựng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám của Việt Nam vào trong Danh sách Ký ức thế giới.

YBĐT - ... “Ta đi xây nên những công trình từ đời ông cha ta xưa hằng mơ ước, làm đẹp giàu cho Tổ quốc yêu thương. Với đôi bàn tay lao động, với tiếng hát yêu đời và niềm tự hào chiến thắng, ta đi theo Đảng, xây cho ngày nay và xây cho mai sau. Xây cho Tổ quốc vươn cao mãi mãi, sáng đẹp một trời xuân hồng thắm tương lai...”.

Câu chuyện chạy điểm, chạy trường từng “nóng” trên các phương tiện truyền thông sẽ được lồng ghép vào bộ phim đang trên trường quay Nước rút (kịch bản: Nhã Phương, đạo diễn: Minh Cao). Phim dài 30 tập do Công ty truyền thông Nhật Anh sản xuất theo đơn đặt hàng của HTV.

Nghệ sĩ piano Phó An My.

“Bóng” là tên gọi của chương trình nghệ thuật với một cuộc đối thoại có một không hai giữa piano và Chầu văn sẽ diễn ra vào 20h ngày 28/5 tại Rạp Công nhân, Hà Nội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục