"Khắp sài peng" trong hát giao duyên của người Thái

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/7/2012 | 3:06:42 PM

YBĐT - Người Thái có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ (ngoài lễ hội). Những sinh hoạt như thế là dịp để mỗi cộng đồng, đặc biệt là nam nữ thanh niên gặp gỡ, ca hát giao duyên.

Khác với một số dân tộc anh em, người Thái có lối hát giao duyên được thể hiện dưới hai hình thức. Một là tập thể, công khai nơi làng bản, thường ở trên sân chơi "Hạn khuống". Đối tượng tham gia chủ yếu là giới trẻ, chưa lập gia đình. Hai là diễn ra kín đáo, nơi chỉ có hai người nam nữ.

Đối với người Thái, giao duyên là lối hát tỏ tình bằng lời hát. Ở đây là những điệu dân ca có sẵn, lời cổ hoặc đặt lời mới, thậm chí được ứng tác ngay tại chỗ cho phù hợp hoàn cảnh cũng như sở thích. Những bài dân ca được sử dụng gọi chung là những điệu "Khắp báo sao" (hát trai gái). Hát trai gái có hàng chục làn điệu. Mỗi làn điệu mang chủ đề khác nhau. Ví như bài chào hỏi, bài tự giới thiệu để làm quen, bài kể gia cảnh, bài bày tỏ, bài hứa hẹn, bài kết thúc, chia tay...

Thế nên những điệu hát trai gái là những điệu trữ tình, nét nhạc óng mượt, tha thiết. Đặc điểm thường một đoạn được hát đi hát lại nhiều lần, mỗi lần là một lời ca khác nhau. Do mỗi điệu mang chủ đề khác nhau mà tính chất âm nhạc cũng đa dạng, phong phú.

Nhưng nổi bật và độc đáo hơn cả phải là điệu dùng mở đầu để vào cuộc. Đó chính là "Khắp sài peng" (tạm dịch là tình tự). Đây là bài dân ca ngắn. Một đoạn, được hát đi hát lại bằng những lời khác nhau. Có thể lời cổ hay lời mới, lời tự ứng tác.

Lời cổ: ... "à ơi... ơ pên xương lơư chăng pên lục ế nọi/
Tan va ỉn pên cha xài lả vang mơi kơn nha sài peng hau ơ
..."

ý: "...à ơi..ơ hay chăng nàng? Hỡi người mến yêu ơi/ Anh muốn tìm lá dâu về/ Tìm lá dâu về để tằm vào kén/ Tằm nhả tơ chẳng còn nhớ người hái dâu...".

Hay lời mới: "ở xa xa nhìn thấy lửa/ ở gần nhìn thấy nước/ Nhìn thấy nước muốn uống/Nhìn thấy áo chàm muốn thay/ Nhìn thấy em, nôn nao muốn ngỏ... à ơi...".

Qua bài mở đầu rồi những người trong cuộc mới đối đáp bằng những làn điệu trong thể loại hát trai gái. Như thế "Khắp sài peng" giúp người hát (thường là nam) qua được "cửa ải". Xét về âm nhạc, "Khắp sài peng" có nhiều nốt quãng 3, nốt không nằm trong 1/2 cung mà lại ở 1/4 cung. Những nốt nhạc ở đây, đặc biệt là nốt phụ thường hát mềm nhưng nhanh, không nhấn mạnh như trong ký âm phương Tây. Nhịp phách "Khắp sài peng" tự do, không khép vào khuôn được.

"Khắp sài peng" là hình thức trong lối hát giao duyên độc đáo, đặc sắc. Đây cũng là phương tiện để cộng đồng dân tộc Thái tìm thấy sự đồng cảm, niềm vui và hạnh phúc (sau cuộc hát nhiều cặp nên vợ nên chồng).

Bây giờ lối hát giao duyên không thể hiện thường xuyên như xưa. ở Văn Chấn - Mường Lò, nơi nào tổ chức sân chơi "Hạn khuống" thì lập tức thu hút nhiều cặp nam nữ thanh niên chưa lập gia đình đến với nhau. Những điệu dân ca trong thể loại hát trai gái, đặc biệt là điệu dạo đầu "Khắp sài peng" lại được họ lựa chọn bằng lời cổ, hoặc chuẩn bị bằng những lời ca mới, mang hơi thở hiện đại. Những đêm hát giao duyên như thế này diễn ra, chất dân gian chẳng những được khơi dậy mà còn đậm nét văn hóa độc đáo, hứng khởi có một không hai nơi vùng miền.

Bùi Huy Mai

Các tin khác

Lễ Phật đản trở thành ngày lễ hội lớn của tăng ni, phật tử, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo tổ chức trang trọng, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tinh thần hòa bình của Phật giáo.

Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục