Xây hơn 5 nghìn phòng học, phòng làm nhà công vụ giáo viên

  • Cập nhật: Thứ sáu, 12/9/2014 | 2:16:35 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2014 - 2015 là đầu tư xây dựng danh mục phòng học, nhà công vụ cho giáo viên mầm non thuộc các huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với huyện nghèo và các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP; đã được phê duyệt tại Quyết định 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa thực hiện. Dự kiến tổng số lượng là 2.627 phòng học và 2.658 phòng làm nhà công vụ cho giáo viên.

Theo lộ trình đến năm 2020, sẽ tổ chức rà soát nhu cầu đầu tư xây dựng trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên và đầu tư xây dựng khi có điều kiện theo danh mục thứ tự ưu tiên sau: Phòng học và nhà công vụ cho giáo viên còn lại của Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ; phòng học xây dựng mới đối với trường tiểu học để bảo đảm đủ 1 lớp/phòng; phòng học xây dựng mới thay thế toàn bộ số phòng học bán kiên cố, phòng học tạm của các trường mầm non, phổ thông; xây mới các hạng mục công trình thuộc khu phục vụ học tập; phòng học bộ môn, phòng thiết bị, phòng làm việc hiệu bộ, phòng học đa năng, thư viện, phòng y tế.

Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương rà soát, thống kê, xác định nhu cầu, lập phương án đầu tư và cơ chế huy động vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Khuyến khích các địa phương chủ động đầu tư xây dựng hoàn thành danh mục còn lại trong Quyết định 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ.

Các địa phương có trách nhiệm bố trí đủ nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định cùng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để triển khai thực hiện, bảo đảm mục tiêu; việc giao kế hoạch vốn hằng năm sẽ căn cứ vào kết quả bố trí vốn của địa phương của các năm trước để phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho các địa phương.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết định những vấn đề cụ thể về danh mục, địa điểm xây dựng, thiết kế, sử dụng nguyên vật liệu xây dựng, huy động quản lý sử dụng và thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định pháp luật; chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác khi có phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện bao gồm cả yếu tố trượt giá.

Việc kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014 - 2015 và lộ trình đến năm 2020 được thực hiện theo cơ chế giám sát cộng đồng, có sự phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ, ngành liên quan, Đoàn đại biểu Quốc hội tại địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp cùng các tổ chức chính trị - xã hội.

Về kinh phí thực hiện, nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 3.700 tỷ đồng từ nguồn vốn dự phòng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 (sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp thuận).

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 86/2014/NĐ-CP với nhiều quy định mới về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc.

Ðể đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, ngày 07/4/2014 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

Ảnh minh họa.

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 128/TT-BTC về việc giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân làm việc tại khu kinh tế, hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2014.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục