Quy định mới về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra

  • Cập nhật: Thứ tư, 29/10/2014 | 2:24:26 PM

Từ ngày 1/12/2014, việc tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra được thực hiện theo quy định tại Thông tư 05/2014/TT-TTCP do Thanh tra Chính phủ mới ban hành.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, đối với trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra Thông tư 05 quy định rõ hơn về thủ tục thực hiện quyền trong quá trình thanh tra.

Cụ thể, khi thực hiện quyền thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra áp dụng các thủ tục theo quy định: Trường hợp xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng tài liệu như quy định tại Điều 36 Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì trưởng đoàn thanh tra ra quyết định niêm phong tài liệu.

Trường hợp cần kiểm kê tài sản như quy định tại Điều 37 Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra quyết định kiểm kê tài sản.

Trường hợp cần tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp như quy định tại Điều 40 Nghị định 86/2011/NĐ-CP thì Trưởng đoàn thanh tra đề nghị người ra quyết định thanh tra ra quyết định tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép được cấp.

Nếu cần đình chỉ công tác và xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức cố ý cản trở việc thanh tra hoặc không thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định thanh tra thì người ra quyết định thanh tra kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm.

Xử lý sai phạm được phát hiện khi tiến hành thanh tra

Về công bố quyết định thanh tra, Thông tư quy định, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra.

Khi tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm đến mức phải xử lý ngay thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra phải lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở cho việc xử lý.

Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì Trưởng đoàn thanh tra báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Trong trường hợp người ra quyết định thanh tra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang Cơ quan điều tra thì Trưởng đoàn thanh tra chỉ đạo tập hợp hồ sơ, tài liệu để chuyển Cơ quan điều tra. Việc bàn giao hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra phải được lập thành biên bản.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai quyết định thanh tra theo quy định.

Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/12/2014.

(Theo Chinhphu.vn)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Trước tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Rắc vôi bột phòng chống dịch bệnh trên khu vực trang trại chăn nuôi gia súc ở địa phương.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có Công điện khẩn về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh nhiệt thán trên gia súc có thể lây lan sang người.

YBĐT - Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái vừa ký Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ban hành Quy định chính sách thu hút, đào tạo cán bộ khoa học, cán bộ quản lý; hỗ trợ đào tạo cán bộ, học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014-2016.

Đó là quy định mới tại Thông tư 48/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ (có hiệu lực từ ngày 1-12-2014) mới được Bộ GTVT ban hành. Theo đó, GPLX hạng B1 cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục