Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020

  • Cập nhật: Thứ bảy, 1/11/2014 | 7:27:25 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1976/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Cán bộ kiểm lâm Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh tuyên truyền tới người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Cán bộ kiểm lâm Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh tuyên truyền tới người dân về công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Theo quy hoạch, đến năm 2020, đưa diện tích hệ thống rừng đặc dụng hiện có từ 2,2 triệu ha lên 2,4 triệu ha, phù hợp với mục tiêu Chiến lược quản lý hệ thống rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước nội địa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 tại Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 7/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy hoạch đặt ra mục tiêu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng; hoàn thành xác định ranh giới, cắm mốc các phân khu chức năng và vùng đệm của các khu rừng đặc dụng; phân định rõ ràng diện tích đất quy hoạch cho các mục đích khác với diện tích quy hoạch cho hệ thống rừng đặc dụng nhằm phát triển hài hòa công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn các loài sinh vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Nội dung quy hoạch bao gồm rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với 164 khu rừng đặc dụng phù hợp với kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thống nhất với phân hạng các khu rừng đáp ứng tiêu chí theo quy định; hoàn thiện hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 đạt 2,4 triệu ha, bao gồm 176 khu: 34 Vườn quốc gia, 58 Khu bảo tồn thiên nhiên, 14 Khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 61 Khu bảo vệ cảnh quan và các Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.

Vùng Tây Bắc sẽ bảo vệ các hệ sinh thái rừng vùng núi thấp và trung bình, các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong các khu rừng đặc dụng với tổng diện tích khoảng 222.000ha trong đó thành lập mới khu bảo tồn thiên nhiên Mường La với diện tích khoảng 17.000ha, nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học, bảo vệ lưu vực cho thủy điện Sơn La.

Vùng Đông Bắc bảo vệ vùng sinh thái chuyển tiếp từ thềm lục địa ven biển, qua đồng bằng, đồi núi thấp tới núi trung bình và núi cao. Bảo tồn hệ sinh thái rừng gắn với những địa danh nổi tiếng như vịnh Hạ Long, núi Tam Đảo, hồ Ba Bể, dãy núi Hoàng Liên Sơn-Sa Pa và nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu với tổng diện tích khoảng 400.000 ha.

Vùng đồng bằng sông Hồng bảo vệ các hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi gắn với các loài quý hiếm; bảo tồn các hệ sinh thái rừng gắn vớỉ hệ sinh thái đất ngập nước, các khu rừng gắn liền với di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan môi trường ở Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương và Nam Định với tổng diện tích khoảng 65.000ha.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Một góc thành phố Lào Cai

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào Cai.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện.

Ảnh minh họa

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2014 - 2020 với mục tiêu chung là củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng từ Trung ương đến địa phương.

Ảnh minh họa

Bộ GTVT vừa ban hành Chỉ thị số 21/CT-BGTVT về việc tăng cường quản lý công tác thiết kế, thi công mặt đường khi cải tạo, nâng cấp các tuyến quốc lộ (QL) qua khu vực đông dân cư.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục