Quy định số lượng thuyền viên tối thiểu trên tàu, thuyền
- Cập nhật: Thứ bảy, 3/10/2015 | 9:41:25 AM
Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 47/2015/TT-BGTVT quy định phạm vi trách nhiệm của thuyền viên, người lái phương tiện và định biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa.
Ảnh minh họa
|
Thông tư quy định, thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất trên phương tiện hoặc đoàn phương tiện, có trách nhiệm và quyền hạn: Quản lý, bảo đảm an toàn về người, phương tiện và tài sản trên phương tiện; quản lý sổ nhật ký hành trình, danh bạ thuyền viên, danh sách hành khách (nếu có) và sổ sách, giấy tờ cần thiết khác của phương tiện, tổ chức việc ghi chép và thường xuyên kiểm tra việc ghi chép sổ sách; tổ chức giao nhận hàng hóa, phục vụ hành khách theo lệnh điều động hoặc hợp đồng vận chuyển và các quy định hiện hành; tổ chức phân công, giám sát, đôn đốc thuyền viên hoàn thành nhiệm vụ… Thuyền phó một và thuyền phó hai là người giúp việc thuyền trưởng.
Thủy thủ khi đi ca phải chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh của người phụ trách ca, có trách nhiệm thực hiện các công việc cần thiết cho phương tiện rời bến, cập bến; kiểm tra cầu cho công nhân, hành khách lên, xuống phương tiện được an toàn; thường xuyên có mặt ở vị trí đã được phân công để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định trách nhiệm cụ thể theo chức danh của máy trưởng, máy phó một, máy phó hai, thợ máy, người lái phương tiện, thuyền viên tập sự.
Số thuyền viên tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa
Thông tư nêu rõ, chủ phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ số lượng các chức danh thuyền viên trên phương tiện bằng hoặc nhiều hơn số thuyền viên quy định; trường hợp phương tiện hoạt động quá một ca làm việc trong một ngày, chủ phương tiện có trách nhiệm tổ chức, bố trí lao động phù hợp để đảm bảo đúng thời gian làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động.
Cụ thể, số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc trên phương tiện chở khách như sau: nhóm I: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc một trong các máy phó; 2 thủy thủ; 1 thợ máy; nhóm II: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc một trong các máy phó; 1 thủy thủ; 1 thợ máy; nhóm III: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc một trong các máy phó; 1 thủy thủ.
Trên phà, số lượng thuyền viên tối thiểu trong 1 ca làm việc như sau: Nhóm I: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc một trong các máy phó; 4 thủy thủ; Nhóm II: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc 1 trong các máy phó; 3 thủy thủ; Nhóm III: 1 thuyền trưởng hoặc một trong các thuyền phó; 1 máy trưởng hoặc một trong các máy phó; 1 thủy thủ.
Ngoài ra, Thông tư cũng quy định số lượng thuyền viên tối thiểu của phương tiện chở hàng; phương tiện lai; phương tiện bị lai; phương tiện lưu trú du lịch ngủ đêm; nhà hàng nổi, khách sạn nổi; phương tiện cánh ngầm, phương tiện cao tốc; phương tiện đi ven biển mang cấp VR-SB.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, Nghị định bổ sung một số quy định nhằm xử lý vi phạm về tuyển, quản lý lao động, sử dụng lao động...
YBĐT - Ngày 23/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ra Quyết định số 1798/QĐ – UBND công nhận xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
YBĐT - Ngày 23/9/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã ra quyết định số 1799/QĐ – UBND công nhận xã Liễu Đô, huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 theo Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ.