Kế hoạch 04 của UBND tỉnh Yên Bái về xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, giai đoạn 2016 - 2020

  • Cập nhật: Thứ năm, 14/1/2016 | 11:02:11 AM

YBĐT - Ngày 6/1, UBND tỉnh Yên Bái vừa ra Kế hoạch số 04 về tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, giai đoạn 2016 - 2020.

 Thực hiện Quyết định số 530/QĐ-UBATGTQG, ngày 04/12/2015 của Uỷ Ban ATGT Quốc gia về tuyên truyền, vận động, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, giai đoạn 2015 - 2020,

Ban An toàn giao thông tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Ngăn ngừa, giảm các hành vi vi phạm quy định về nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, nhằm giảm thiểu số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông.

- Các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban An toàn giao thông các huyện, thành phố, thị xã xác định nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, xử lý vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông giai đoạn 2016 - 2020.

- Công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế về trang thiết bị và lực lượng trên địa bàn.

II. NỘI DUNG CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về nồng độ cồn

- Tổ chức cho các lực lượng chức năng ( Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông) và Ban An toàn giao thông các địa phương tham gia các lớp tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn theo thông lệ quốc tế do các bộ ngành của Trung ương, Ủy ban ATGTQG triển khai thực hiện.
- Phổ biến quy định pháp luật và tập huấn kỹ năng truyền thông về chuyên đề nồng độ cồn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn giao thông, về vận tải, người điều hành vận tải và phụ trách công tác an toàn giao thông trong các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật:

Tổ chức tuyên truyền quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các cơ quan, tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp vận tải và các địa phương.

a. Nội dung:

- Phổ biến kế hoạch này và các kế hoạch chuyên đề tuyên truyền, phổ biến, các quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Trú trọng gắn việc tuyên truyền quy định của pháp luật, chế tài xử phạt với cảnh báo nguy cơ về tai nạn giao thông do vi phạm quy định về nồng độ cồn.

- Giảng dạy, phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống các trường dạy nghề, học viên trong các khóa đào tạo sát hạch cấp phép lái xe.

- Xây dựng mô hình thí điểm về tuyên truyền, vận động thực hiện quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ. Ban hành và triển khai thực hiện quy định trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị kinh doanh vận tải về việc: không uống rượu, bia trong giờ làm việc, đã uống rượu, bia không lái xe.

b. Hình thức:

- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể và lãnh đạo các doanh nghiệp vận tải tổ chức tuyên truyền, đưa vào quy chế cơ quan, đơn vị để giáo dục nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ cho cán bộ, công nhân viên chức.

- Sử dụng phương tiện thông tin đại chúng như: phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử để tuyên truyền dưới hình thức các tin, bài, phóng sự, chuyên mục, clip, các thông điệp về an toàn giao thông;

- Tuyên truyền trực quan thông qua xây dựng các cụm cổ động, pa-nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi...

- Tổ chức các lớp tuyên truyền về chủ đề nồng độ cồn và tuyên truyền trên hệ thống phát thanh phường, xã, thôn, bản.

c. Khẩu hiệu truyền thông:

- Tính mạng con người là trên hết.

- Đã uống rượu, bia - Không lái xe.

- Uống rượu, bia và lái xe - Giá đắt phải trả.

3. Hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm:

- Tổ chức tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch thường xuyên của lực lượng Cảnh sát giao thông, tập trung kiểm tra các đối tượng có biểu hiện uống rượu, bia trên các tuyến đường có nhiều điểm kinh doanh, bán hàng ăn uống có sử dụng rượu, bia.

- Kết hợp chặt chẽ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm với tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động thực hiện các quy định của pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; công khai rộng rãi kế hoạch kiểm tra xử lý trên phạm vi toàn tỉnh.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài PTTH tỉnh:

Tăng cường tuyên truyền, phố biến các quy định của pháp luật, chế tài xử phạt đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có sử dụng rượu, bia vượt quá mức độ cho phép; tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và trật tự an toàn xã hội; nguy cơ và hậu quả tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu, bia.

2. Sở Giao thông vận tải:

- Tăng cường biện pháp kiểm soát nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải khi xuất bến, tại các điểm đón, trả khách, trạm dừng nghỉ trên đường bộ.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý điều hành và lái xe kinh doanh vận tải về các quy định của pháp luật trong hoạt động vận tải đường bộ và các biện pháp phòng, chống vi phạm nồng độ cồn.

3. Công an tỉnh:

- Triển khai áp dụng mô hình tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới theo thông lệ quốc tế; tổ chức phối hợp tuần tra, kiểm soát giữa Cảnh sát giao thông với các lực lượng Cảnh sát khác; kết hợp chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn với các chuyên đề xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông khác và đấu tranh chống tội phạm trên các tuyến giao thông.

- Tổ chức các đợt cao điểm tuyên truyền vận động kết hợp với kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trong các dịp lễ, tết, mùa du lịch; công khai kế hoạch kiểm tra xử lý vi phạm trên phạm vi toàn tỉnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh:

Phối hợp chỉ đạo các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, các trường phổ thông tuyên truyền về phòng chống lạm dụng rượu, bia trong học sinh, sinh viên; lồng ghép các nội dung phổ biến phòng chống lạm dụng đồ uống có cồn trong chương trình đào tạo, giảng dạy.

5. Các sở, ban ngành, đoàn thể:

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động chấp hành các quy định của pháp luật về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông; tuyên truyền, giáo dục về thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp đối với tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia.

6. Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố:

Xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, vận động, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tại địa phương.

7. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh:

Tham mưu giúp Ban An toàn giao thông tỉnh:

- Tổ chức, chỉ đạo các cơ quan, ban ngành tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ.

- Phối hợp với Ủy ban ATGTQG tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn theo thông lệ quốc tế cho lực lượng Thanh tra giao thông và các lớp tập huấn chuyên đề về  nồng độ cồn.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp xây dựng báo cáo kết quả thực hiện gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia theo quy định.

Các tin khác
Hiện trường một vụ sập giàn giáo tại Hà Tĩnh.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có Công điện số 01/CĐ-LĐTBXH đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tăng cường công tác an toàn lao động, ổn định tình hình lao động, việc làm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Ảnh minh họa

Kể từ 15/3/2016, các phim ở Việt Nam sẽ được phân thành 4 loại để phổ biến theo lứa tuổi, gồm: P (phim được phép phổ biến rộng rãi đến mọi đối tượng), C13 (cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 13), C16 (cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 16) và C18 (cấm phổ biến đến khán giả ở lứa tuổi dưới 18).

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Văn bản số 5424 gửi bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng; Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH.

Các đợt chiếu phim lưu động tại vùng sâu, vùng xa luôn thu hút đông đảo người dân tham gia.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 08/2015/TT-BVHTTDL quy định hoạt động của Đội chiếu phim lưu động thuộc Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng hoặc Trung tâm Điện ảnh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục