Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

  • Cập nhật: Thứ hai, 23/5/2016 | 3:52:07 PM

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) vừa có Quyết định số 1723/QĐ-BVHTT&DL ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016.

Mục tiêu của thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 là tạo bước đột phá quan trọng trong chống lãng phí và thực hành tiết kiệm, góp phần tích cực bổ sung nguồn lực thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường hơn nữa ý thức trách nhiệm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các đơn vị trong ngành VHTT&DL; đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các đơn vị và các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành VHTT&DL.

Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình bao gồm: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; triệt để tiết kiệm chi ngân sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khi phân bổ dự toán; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; không ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước khi chưa có nguồn bảo đảm. Triệt để tiết kiệm chi ngân sách, lồng ghép các chính sách, xây dựng phương án tiết kiệm để thực hiện ngay từ khâu phân bổ dự toán và quá trình thực hiện; không tăng chi thường xuyên ngoài lương, phụ cấp và các khoản có tính chất lương... Kiểm soát chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng và bảo đảm nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn; tăng cường giám sát và công khai, minh bạch việc sử dụng ngân sách nhà nước. Chống lãng phí trong sử dụng nguồn lực lao động, nâng cao chất lượng lao động, tăng hiệu suất, hiệu quả lao động, phấn đấu đạt tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%. Phấn đấu tinh giản biên chế hành chính ở mức tối đa trên cơ sở nâng cao hiệu suất, hiệu quả làm việc trong các cơ quan nhà nước; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ làm cơ sở cho thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau: Ban hành các chính sách thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước; trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mua sắm tài sản nhà nước và các nguồn thu hợp pháp; trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công; trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước trong các công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên 100% vốn Nhà nước; trong thành lập các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước; trong quản lý, sử dụng điện năng; trong quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động.

Các nhóm giải pháp chính để đạt được mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện trên các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện công khai, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(Theo Dangcongsan.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục