Điều chỉnh trợ cấp cho người bị nhiễm chất độc hóa học
- Cập nhật: Thứ ba, 12/7/2016 | 8:13:51 AM
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 22/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp ưu đãi đối với nhóm đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận và đang hưởng trợ cấp trước ngày 1/9/2012.
Theo đó, thời điểm điều chỉnh từ ngày 1/1/2013 điều chỉnh mức hưởng từ mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% (bằng 0,76 lần mức chuẩn) sang hưởng mức trợ cấp của người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% (bằng 1,27 lần mức chuẩn).
Giải quyết truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp
Việc giải quyết truy lĩnh, truy nộp phần chênh lệch trợ cấp được căn cứ vào mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định. Cụ thể, từ ngày 1/1/2013 đến ngày 30/6/2013 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tiếp tục hưởng trợ cấp mức 1.840.000 đồng/tháng (theo mức suy giảm khả năng lao động dưới 81%); trong thời gian này không có chênh lệch mức trợ cấp.
Từ ngày 1/7/2013 đến ngày 31/12/2014 thực hiện theo quy định tại Nghị định số 101/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng mức trợ cấp mức 1.549.000 đồng/tháng.
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 622.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 927.000 đồng/tháng.
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 47/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, thì phải truy nộp ngân sách nhà nước phần chênh lệch trợ cấp là 291.000 đồng/tháng. Số tiền truy nộp tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.840.000 đồng/tháng.
Từ ngày 1/1/2015 trở đi thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng mức trợ cấp 1.673.000 đồng/tháng.
Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng (theo mức của người có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%), thì được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp là 672.000 đồng/tháng. Số tiền được truy lĩnh tương ứng với số tháng thực tế mà đối tượng đã hưởng mức trợ cấp 1.001.000 đồng/tháng.
Thông tư nêu rõ, trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ trần trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành: a- Nếu đối tượng được truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp, thì đại diện thân nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP được hưởng truy lĩnh phần chênh lệch trợ cấp theo quy định; b- Trường hợp đối tượng đã hưởng mức trợ cấp cao hơn mức trợ cấp được điều chỉnh theo quy định thì đại diện thân nhân không phải hoàn trả phần chênh lệch trợ cấp.
Sau khi bù trừ số tiền được truy lĩnh và số tiền phải truy nộp ngân sách nhà nước (nếu có), cơ quan Lao động - Thương và Xã hội thực hiện thanh toán phần chênh lệch trợ cấp…
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2016.
(Theo Chinhphu.vn)
Các tin khác
YBĐT - Sau Công điện ngày 5/7/2016 Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh, ngày 6/7, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái tiếp tục có Công điện số 13/CĐ-UBND gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc chủ động phòng tránh, đối phó mưa rào và dông. Sau đây là nội dung Công điện:
Thủ tướng Chính phủ đồng ý tạm dừng việc ký ban hành 7nNghị định quy định chi tiết Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 23/CT-TTg chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 65/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và sát hạch lái xe. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải là cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo lái xe ô tô.