Nguyên tắc hỗ trợ địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội

  • Cập nhật: Thứ bảy, 6/5/2017 | 7:40:54 AM

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 579/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Việc hỗ trợ kinh phí tăng thêm từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong giai đoạn 2017-2020 để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành (không bao gồm chính sách thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết của Quốc hội) được thực hiện trên cơ sở nguồn lực ngân sách trung ương và theo khả năng cân đối ngân sách từng địa phương, đồng thời yêu cầu các địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự toán ngân sách phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương để tăng thêm mức ngân sách địa phương đảm bảo, giảm bớt phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

Theo đó, ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ tối đa: 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách; 80% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 10% trở xuống và tỉnh Quảng Ngãi; 50% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 10% đến 50%; 30% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ trên 50% đến 60%; các địa phương còn lại do ngân sách địa phương đảm bảo.
Hằng năm, trường hợp các địa phương có nguồn cải cách tiền lương còn dư, sau khi đã đảm bảo đủ nhu cầu cải cách tiền lương trong năm, thì sử dụng để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành (giảm tương ứng phần ngân sách trung ương phải hỗ trợ theo chế độ). Trường hợp sau khi sử dụng hết nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành, ngân sách địa phương vẫn thiếu nguồn, ngân sách trung ương sẽ bổ sung phần chênh lệch thiếu cho từng địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội theo mức hỗ trợ tối đa.
Đối với các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương phải sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành, nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp: Sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục