Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về ứng phó mưa lũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 11/10/2017 | 10:33:02 AM

YênBái - YBĐT - Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các huyện, thị phía Tây, sáng nay - 11/10, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái đã có Công điện gửi các ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt ở những vùng trũng, thấp. Sau đây là nội dung Công điện: 

Vào lúc 12 giờ trưa nay (11/10),  nước lũ đã cuốn trôi 1 mố và 2 nhịp cầu  Ngòi Thia, cắt đứt giao thông từ Văn Chấn vào Nghĩa Lộ.
Vào lúc 12 giờ trưa nay (11/10), nước lũ đã cuốn trôi 1 mố và 2 nhịp cầu Ngòi Thia, cắt đứt giao thông từ Văn Chấn vào Nghĩa Lộ.

Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, từ chiều và đêm ngày 09 tháng 10 năm 2017, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, sẽ đổ bộ vào các tỉnh Bắc Trung Bộ và gây mưa lớn trên đất liền, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ ở vùng trũng thấp tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái. 

Hiện nay, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới các khu vực trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, đến rất to. Mưa, lũ trên địa bàn các huyện Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên và thị xã Nghĩa Lộ… đã làm 04 người tại xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn mất tích; nhiều tuyến đường bị sạt lở đất, đá gây ách tắc giao thông gây thiệt hại rất lớn về tài sản, nhà cửa và hoa màu của người dân. 

Để khẩn trương khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra và chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện ngay một số công việc sau: 

1. Khẩn trương tổ chức tìm kiếm người mất tích, triển khai các biện pháp cấp bách để khắc phục các thiệt hại do thiên tai gây ra, tập trung máy móc, phương tiện để giải phóng đất, đá sạt lở, khai thông các tuyến đường bị ách tách, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với các vùng, khu vực bị chia cắt.

2. Tổ chức sơ tán người và tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm, khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, vùng trũng, thấp, ngập lụt ven sông suối. Đảm bảo an sinh, ổn định đời sống cho các hộ dân bị ảnh hưởng.

3. Kiểm tra, rà soát và sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó với mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, các hồ chứa xung yếu, nhất là các hồ chứa nhỏ đã tích đầy nước để đảm bảo an toàn công trình và khu vực hạ du.

4. Triển khai tổ chức chằng chống nhà cửa, kho tàng và thực hiện các biện pháp bảo vệ công trình, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn và khôi phục sự cố lưới điện và thông tin liên lạch trước và sau bão.

5. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, kịp thời triển khai ứng cứu khi có tình huống xảy ra.

6. Tăng cường chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn triển khai việc cắm biển cảnh báo, tuần tra, canh gác, cảnh báo cho người dân tại các điểm xung yếu, bến đò ngang, ngầm tràn giao thông, các đoạn đường bị ngập sâu, nước chảy siết khi có lũ; kiên quyết không để các phương tiện, nhất là các xe chở khách đi qua các đoạn đường không đảm bảo an toàn. Cấm người đi lại, vớt củi, đánh bắt cá... trên các sông suối khi đang có lũ. Đặc biệt trong thời gian diễn ra mưa, bão, tuyên truyền cho nhân dân không được ngủ trên ruộng, nương đề phòng sạt lở đất, đá gây thiệt hại về người.

7. Tổ chức hướng dẫn phân luồng, đảm bảo an toàn giao thông tại các điểm bị ngập lụt, chia cắt; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện tại các khu vực xung yếu để kịp thời triển khai phương án khắc phục, thông tuyến khi xảy ra sự cố sạt lở đất đá, gây ắch tắc giao thông. 

8. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan thông tin đại chúng đóng trên địa bàn tăng thời lượng phát các bản tin dự báo thời tiết, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất.

9. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, chủ động nắm bắt tình hình và báo cáo kịp thời về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh (số điện thoại 0216.3852.708; số fax 0216.3855.493) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

10. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục sự cố do thiên tai, chủ động, phối hợp thực hiện các biện pháp ứng phó với mưa, lũ, sạt lở đất.

Yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện này.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục