Yên Bái ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai Chương trình hành động thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020
- Cập nhật: Thứ sáu, 12/1/2018 | 5:58:29 PM
YênBái - YBĐT - Ngày 10/1, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND tổ chức, triển khai, thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
|
1. Mục đích:
- Tiếp tục quán triệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) nhằm thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020) đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 12/4/2016 tại Nghị quyết số 142/2016/QH13 và được Chính phủ triển khai thực hiện tại Nghị quyết sổ 63/NQ-CP ngày 22/7/2016.
- Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thực hiện công tác PCTN đến năm 2020 của tỉnh là căn cứ để các sở, ban, ngành, các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan (viết tắt là các sở, ban, ngành, địa phương) xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đon vị mình tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ về PCTN; tiếp tục triển khai có hiệu quả Công văn số 17- CV/BCSĐ ngày 15/03/2017 của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh về việc phổ biến, quán triệt Kết luận số 10-KL/TW.
2. Yêu cầu:
- Kế hoạch tổ chức triển khai Chương trình hành động phải bảo đảm quán triệt quan điểm, mục tiêu, giải pháp của Đảng và Nhà nước trong PCTN và đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác PCTN trên quan điểm phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài; phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng là quan trọng, cấp bách.
- Các nhiệm vụ cụ thể nêu trong Kế hoạch triển khai Chương trình hành động phải khả thi, tránh hình thức, đảm bảo tính đồng bộ.
II. NHIỆM VỤ CỤ THể
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, tố chức, đơn vị:
- Các sở, ban, ngành, địa phương phải xác định công tác PCTN là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, cấp bách đế tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Tiếp tục tổ chức quán triệt sâu rộng và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/5/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/122016 của Bộ Chính trị; Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền PCTN; Chương trình hành động số 90-Ctr/TƯ ngày 15/11/2017 của Tỉnh ủy Yên Bái.
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành và người đứng đầu chính quyền các cấp phải gương mẫu, quyết liệt, chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng và các hành vi bao che, dung túng, cản trở việc chống tham nhũng.
- Hàng năm, việc bình xét thi đua, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phải đánh giá cả tiêu chí hiệu quả công tác PCTN trong tổ chức, cơ quan, đơn vị. Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm quy định của Đảng và Nhà nước về PCTN với phương châm: Cán bộ phải gương mẫu hơn nhân viên, cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải gương mẫu.
2. Tăng cường quản lý, giám sát cán bộ, công chức, viên chức; hoàn thiện, thực hiện nghiêm quy định về công tác tổ chức, cán bộ:
- Khẩn trương rà soát, bổ sung, khắc phục những sơ hở, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ. Thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng; quy định cụ thể, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tố chức, cá nhân, khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống trong hoạt động quản lý. Quy định chức trách của từng vị trí công tác, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công vụ, công chức, nhất là việc thưc hiện quy tắc ứng xử; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; trách nhiệm giải trình, việc thực thi công vụ.
- Thực hiện nghiêm việc xử lý, điều chuyển, miễn nhiệm, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện tham nhũng gây bức xúc trong dư luận. Khắc phục những hạn chế của việc chuyển đổi vị trí công tác nhằm phòng ngừa tham nhũng. Thực hiện hiệu quả chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện không phải là người địa phương; không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình cùng làm một số công việc, lĩnh vực nhạy cảm dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, góp phần xây dựng nền công vụ minh bạch, liêm chính, phục vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tặng quà và nhận quà trái quy định theo hướng tăng cường tính tự giác và có chế tài nghiêm khắc đổi với cá nhân, tổ chức vi phạm.
- Kiên quyết thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giảm biên chế, đồng bộ với cải cách chế độ công vụ, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
3. Kiểm soát tài sản, thu nhập; tăng cường công khai, minh bạch trong thực thi công vụ:
- Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, dơn vị; đổi mới phương thức, phạm vi, thời gian công bổ, công khai trong hoạt động thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường công khai, minh bạch tài sản, thu nhập nhằm kiểm soát biến động tài sản, thu nhập của đối tượng có nghĩa vụ kê khai, kiểm soát việc hợp lý hóa việc công khai bản kê khai.
- Tiếp tục triển khai, phổ biến sâu rộng, hiệu quả các quy định của pháp luật về quyền tiếp cận thông tin, về bảo vệ bí mật nhà nước; về việc kiểm soát việc thực thi quyền lực trong các hoạt động quản lý nhà nước.
4. Hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội; đảm bảo hiệu lục, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng:
- Thường xuyên rà soát để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các quy định về PCTN; các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, nhất là với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng như quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; quản lý thị trường tài chính, ngân hàng; cấp phép đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản; giáo dục, y tế..., để đảm bảo phù hợp, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên.
- Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện các Luật có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 như: Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự năm 2017; Luật Tổ chức điều tra hình sự năm 2015; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015.
5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao hiệu quả công tác giám định và thu hồi tài sản tham nhũng:
- Tố chức thực hiện quy trình, hướng dẫn về định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí giám định ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý, nhất là các lĩnh vực mà các vụ án tham nhũng ngày càng có số lượng trưng cầu giám định tăng lên như: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, khoa học công nghệ, công thương, thông tin và truyền thông... Có cơ chế khai thác, sử dụng thiết bị chuyên dụng của cơ quan, tổ chức dược trưng cầu và các tô chức chuyên dụng khác vào hoạt động giám định tư pháp để đảm bảo điều kiện, thời hạn và yêu cầu cao về chất lượng giám định, phục vụ giải quyết án tham nhũng, kinh tế.
- Tăng cường, tập trung thanh tra các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: Đất đai, tài nguyên khoáng sản; cổ phàn hóa doanh nghiệp nhà nước, tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, đầu tư nước ngoài, công tác cán bộ...; kịp thời thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra các cấp với cơ quan điều tra tố tụng trong điều tra, hướng dẫn điều tra xử lý các vụ án nói chung, vụ án kinh tế, tham nhũng nói riêng. Tập trung xác minh, điều tra làm rõ, xử lý kịp thời, nghiêm minh những vụ việc, vụ án tham nhũng. Tiến hành thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có sai phạm; những vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và Nhà nước.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phát hiện, xử lý tham nhũng, trong các cơ' quan, đơn vị có chức năng phát hiện, xử lý tham nhũng.
6. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội:
- Đề cao và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN đặc biệt là vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, thanh tra nhân dân, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề và nhân dân trong việc nâng cao hiểu biết nhận thức, phát hiện, đấu tranh với những hiện tượng tham nhũng như: Giáo dục, đào tạo về liêm chính; khuyến khích cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành, thực hiện các chuẩn mực về liêm chính; tham gia các cam kết, sáng kiến về liêm chính và PCTN.
- Phát huy vai trò của các cơ quan thông tin, báo chí trong phát hiện tham nhũng, gắn với trách nhiệm của cơ quan báo chí trong việc phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan chức năng để phục vụ việc xem xét, xử lý vụ việc tham nhũng mà báo chí đã phát hiện, đăng tải, đồng thời bảo đảm cơ chế bảo vệ nguồn tin, bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN và đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm với những nội dung, hình thức phù hợp với từng đối tượng; gắn với việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TV/ ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa trong nội bộ, Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và việc tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, đơn vị, góp phần quan trọng tạo dư luận xã hội lên án hành vi tiêu cực, tham nhũng.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ nâng cao chất lượng việc giáo dục, đào tạo về liêm chính và tiếp tục thực hiện tốt việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo tại các nhà trường, cơ sở giáo dục trực thuộc; bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo Chỉ thị số 10/2013/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quy định số 65-QĐ/TW ngày 03/02/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo, định hướng cung cấp thông tin tuyên truyền phòng, chống tham nhũng theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh tại Văn bản số 552-CV/BCSĐ ngày 27/12/2017; kịp thời chỉ đạo, định hướng, cung cấp đầy đủ thông tin về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về PCTN; kết quả công tác PCTN nhất là thông tin dư luận đặc biệt quan tâm.
7. Kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đon vị có chức năng phòng, chống tham nhũng:
- Đổi mới phương thức hoạt động, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phương tiện làm việc của các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham nhũng ở cấp địa phương, cơ sở.
- Xây dựng lực lượng chuyên trách chống tham nhũng đủ về số lượng, có cơ cấu họp lý, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt; chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCTN cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử.
8. Tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các quy định của Công ước Liên hiệp quốc về chống tham nhũng phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam:
- Tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước nhằm ngăn chặn sự thông đồng tham nhũng giữa khu vực công và khu vực tư, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, người gửi tiền và các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện...
- Nâng cao hiệu quả thực thi Công uớc Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng; trao đổi thông tin; hỗ trợ kỹ thuật; tham gia cơ chế đánh giá việc thực hiện công ước; tổ chức, tham gia các hội nghị và thực hiện các thủ tục đối ngoại liên quan đến công ước.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí để triển khai, thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các sở, ban, ngành, đoàn thể theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. UBND các cấp bố trí kinh phí để triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác PCTN theo Kế hoạch này trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
3. Các cơ quan nhà nước thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ- CP ngày 17/10/2005 và Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ; các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định sổ 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ bố trí từ nguồn kinh phí tự chủ để triển khai, thực hiện Kế hoạch này.
4. Các doanh nghiệp nhà nước trong tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này được hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.
III. TỐ CHỬC THỤC HIỆN
1. Các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chủ động, tích cực nêu cao vai trò, trách nhiệm của mình trong PCTN; luôn xác định PCTN là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; phải cam kết về sự liêm khiết, gương mẫu; mạnh dạn phê bình, tự phê bình và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và người đứng đầu chính quyền các cấp căn cứ tình hình thực tế và theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và Kế hoạch này. Hàng năm, xây dựng Kế hoạch chi tiết về công tác PCTN để triển khai thực hiện, đồng thời phải tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện theo Chương trình hành động và Kế hoạch đề ra.
3. Định kỳ, hàng quý, 06 tháng, 09 tháng và năm, các sở, ban, ngành, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh để tổng họp) về kết quả thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình hành động trong báo cáo định kỳ về công tác PCTN; công khai báo cáo theo quy định của pháp luật.
4. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, thường xuyên báo cáo và kiến nghị UBND tỉnh các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Kế hoạch triển khai Chương trình hành động. Cuối năm 2020 tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối họp với Ban Tuyên giáo, ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị -xã hội và các sở, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, thể hiện rõ quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong công tác PCTN, phát huy tinh thần nỗ lực của các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh để phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu PCTN đã đề ra.
6. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh (qua Thanh tra tỉnh để tổng hợp) để xem xét, chỉ đạo.
Các tin khác
YBĐT - Ngày 10/1, UBND tỉnh đã ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND gửi các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc tăng cường phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Sau đây là nội dung Công điện:
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, trong đó quy định chính sách hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo thuộc khu vực khó khăn.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ chính sách đối với 4 đối tượng giáo viên mầm non.
Từ ngày 10-2-2018, việc tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; đào tạo sĩ quan dự bị gọi vào phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Thông tư 308/2017/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành.