Chỉ thị của UBND tỉnh Yên Bái về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018

  • Cập nhật: Thứ sáu, 19/1/2018 | 6:12:16 PM

YênBái - YBĐT - UBND tỉnh Yên Bái vừa ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND yêu cầu giám đốc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Công an tinh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

Đoàn Thanh tra liên ngành của tỉnh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Đoàn Thanh tra liên ngành của tỉnh, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh vêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung chính sau đây:

1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm: Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Hướng dẫn người dân nhận biết sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đã được kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn, địa chỉ cung ứng sản phẩm an toàn để người tiêu dùng tiếp cận lựa chọn.
 
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 28/12/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái về kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguvên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

3. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn (lưu ý: việc thanh tra, kiểm tra không được chồng chéo, phải theo đoàn thanh tra liên ngành); đặc biệt tập trung kiểm tra các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ mất vệ sinh an toàn cao, tiêu thụ nhiều trong dịp Tết như: thịt, cá, rau, quả, giò, chả; bánh kẹo, bia rượu, nước giải khát... nhằm hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở và đối tượng vi phạm theo thẩm quyên.

4. Tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời các sự cố mất an toàn thực phẩm xảy ra tại địa phương, xử lý nghiêm các trường họp vi phạm theo quy định. Công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm và các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm.

5. Sở Y tế - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm của tỉnh

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phưong xây dụng, tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất và cả năm 2018 theo Chỉ thị số 09/CT-BCĐTUVSATTP ngày 25/12/2017 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ưong về vệ sinh an toàn thực phẩm; hướng dẫn đôn đốc tuyến huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa phương; tổng hợp, báo cáo kết quả tổ chức triển khai thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch thông tin - truyền thông, giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương.

c) Chỉ đạo Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành y tể, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Tổ chức triển khai các hoạt dộng tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, địa chỉ bán sản phẩm an toàn để người tiêu dùng biết lựa chọn sản phẩm an toàn.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt là việc lạm dụng chất cấm, thuốc an thần tại các cơ sở giết mổ, kinh doanh sản phẩm động vật; việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản trong quá trình trồng trọt, xử lý sau thu hoạch; kiểm soát việc sử dụng chất cấm, chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

c) Chỉ đạo tăng cường giám sát an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguy cơ cao, tiêu thụ nhiều trong dịp tết như: thịt, giò chả, thủy sản, rau, quả tươi...; tổ chức thanh tra đột xuất các cơ sơ có sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

7. Sở Công Thương

a) Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trưòng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyên, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi gian lận thương mại, vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 trên địa bàn tính Yên Bái.

b) Thực hiện tốt công tác kiêm soát an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm do ngành quản lý, xử lý nghiêm các trường họp vi phạm theo quy định.

8. Công an tỉnh

a) Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống các hành vi buôn lậu, kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gôc, hàng giả, không đảm bảo chất lượng.

b) Đẩy mạnh các hạt động phối họp với các sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban. ngành liên quan, các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái

a) Kịp thời thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông các thông điệp về đảm bao chất lượng, an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng; nêu gương những cơ sở sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm an toàn, chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; đồng thời phản ánh nhũng cơ sơ không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm túc các quy định về an toàn thực phẩm để người tiêu dùng biết, lựa chọn sản phẩm thực phẩm an toàn.

b) Tuyên truvền phổ biến chính sách pháp luật của Nhà nước, cách nhận biết nhãn mác hàng hóa để tránh mua phải hàng hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. hàng không đảm bảo an toàn thực phấm...

10. Các sở, ban, ngành còn lại theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm của tỉnh tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.

11. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân trong tỉnh tích cực thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã nêu trên.

12. Chế độ báo cáo

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị thuộc lĩnh vực của ngành về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sán và thủy sản) trước ngày 28/02/2018.

b) Các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này về Sở Y tế trước ngày 01/3/2018.

c) Sở Y tế có trách nhiệm tổng họp, báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời báo cáo UBND tỉnh trước ngày 05/3/2018.

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục