Thủ tướng chỉ thị rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/3/2018 | 5:24:36 PM

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 08/CT-TTg Chỉ thị 08/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp nhằm rút ngắn thời gian cấp giấy phép xây dựng và các thủ tục liên quan.

Thủ tướng yêu cầu rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày.
Thủ tướng yêu cầu rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày.

Chỉ thị nêu rõ, thời gian thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn dài và chưa đồng bộ. Nguyên nhân là do một số quy định pháp luật hiện hành chưa thống nhất; năng lực của cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu cầu; chưa thực hiện triệt để cơ chế "một cửa liên thông"; việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thực hiện thủ tục hành chính chưa chặt chẽ; năng lực của một số chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng còn yếu...

Ngày 6/2/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020, trong đó, quy định một số biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện đối với thủ tục cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

Để triển khai kịp thời, hiệu quả Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đặt mục tiêu yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 19 để rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng, đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4.

Rút ngắn thời gian cấp phép xây dựng từ 166 ngày xuống còn tối đa không quá 120 ngày (bao gồm giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm định thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cấp giấy phép xây dựng 19 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy 10 ngày; giảm thời gian thực hiện kết nối cấp điện, cấp thoát nước 7 ngày và giảm thời gian đăng ký tài sản sau hoàn công là 10 ngày).

Trong số các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để đạt mục tiêu trên, Thủ tướng Chỉ thị phải tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích để giảm thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng.

Cụ thể, trong năm 2018, các bộ, ngành, địa phương liên quan phải thực hiện các giải pháp nhằm rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm định thiết kế xây dựng, cấp giấy phép xây dựng từ 82 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 63 ngày (giảm 19 ngày); trong đó, thẩm định thiết kế cơ sở giảm tối thiểu 5 ngày, thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công giảm tối thiểu 4 ngày và cấp giấy phép xây dựng giảm tối thiểu 10 ngày; trong trường hợp các thủ tục này do cùng một có quan thực hiện thì có thể tự cân đối thời gian đối với từng thủ tục bảo đảm tổng thời gian giảm đối với 3 thủ tục trên là 19 ngày.

Đồng thời, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); trong đó, góp ý đối với dự án thiết kế quy hoạch giảm từ 10 ngày xuống còn 5 ngày, góp ý đối với thiết kế cơ sở từ 10 ngày xuống còn 5 ngày. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục kết nối cấp điện, cấp, thoát nước từ 14 ngày xuống còn tối đa 7 ngày (giảm 7 ngày).

Và, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 30 ngày theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2017 xuống còn tối đa 20 ngày (giảm 10 ngày); xem xét sử dụng kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu khi hoàn thành thi công xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng khi giải quyết các thủ tục hành chính về cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
 
(Theo VOV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục