Chỉ thị của UBND tỉnh Yên Bái về tăng cường công tác bảo đảm an toàn công trình thuỷ lợi trong mùa mưa, lũ năm 2018

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/4/2018 | 4:13:06 PM

YênBái - UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành có liên quan, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ động các biện pháp nhằm ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Chỉ  thị nêu rõ: Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường, cực đoan; mưa lũ với cường độ lớn, thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi, gây thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tài sản và đời sống, sản xuất của nhân dân. 

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, năm 2018 trạng thái La Nina sẽ tiếp tục duy trì trong 5 tháng đầu năm, mưa lũ sẽ bắt đầu sớm ở Bắc Biển Đông. Thực hiện Chỉ thị số 2385/CT-BNN-TCTL ngày 27 tháng 3 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2018.

Để chủ động ứng phó với các diễn biến bất thường của thời tiết, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các ngành có liên quan, các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2017, trong đó có nội dung đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi. Phân công cụ thể trách nhiệm của các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các đơn vị quản lý chuyên ngành và chính quyền các cấp trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn công trình thủy lợi;

Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai của địa phương trong đó cần xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho công trình thủy lợi và vùng hạ du cho đập, hồ chứa nước; tổ chức hướng dẫn, diễn tập phương án ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là vùng hạ du các đập, hồ chứa nước xung yếu;

Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý kiên quyết đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn công trình thủy lợi trên địa bàn;

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp công trình thủy lợi trên địa bàn;  Đôn đốc, kiểm tra các công trình đang thi công xây dựng phải đảm bảo đúng tiến độ vượt lũ, chống lũ an toàn. Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng phương án đảm bảo an toàn các công trình đang thi công trên địa bàn;

Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, bảo đảm an toàn công trình, nâng cao nhận thức, năng lực ứng phó của người dân sống ở vùng hạ du đập; tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ công trình thuỷ lợi.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ đạo Chi cục Thủy lợi phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, đặc biệt là các công trình thủy lợi bị hư hỏng trong mùa mưa lũ năm 2017 và các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh; tổng hợp tình hình, kết quả kiểm tra đánh giá công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 20 tháng 4 năm 2018.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí hậu và tình hình mưa bão để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có chỉ đạo kịp thời; phối hợp với các địa phương kiểm tra phương án phòng, chống thiên tai của các huyện, thị xã, thành phố.

3. Các đơn vị quản lý khai thác công trình thuỷ lợi

Củng cố lực lượng quản lý công trình thủy lợi đủ năng lực, chuyên môn về quản lý, vận hành; thường xuyên theo dõi, kiểm tra đập, hồ chứa nước trước, trong và sau mưa lũ nhằm phát hiện sớm những nguy cơ mất an toàn công trình;

Lập quy trình vận hành, điều tiết hồ chứa nước trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Đối với các hồ chứa đã có quy trình vận hành cần rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành và tình hình thực tế. Tổ chức thực hiện kiểm định an toàn đập, tính toán khả năng xả lũ của hồ chứa theo tiêu chuẩn thiết kế đập hiện hành. Phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn và các phòng, ban chuyên môn của các huyện, thị xã, thành phố xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt vùng hạ du đập.

Đối với các hồ chứa nước lớn có dung tích trên 1.000.000 m3, phải thường xuyên quan trắc, tính toán lưu lượng nước đến hồ, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ để chủ động vận hành đập, hồ chứa nước chống lũ an toàn. Cập nhật thông tin vận hành hồ chứa tối thiểu 1 lần/ngày khi có mưa, lũ; 15 phút 1 lần với hồ chứa thuộc quy trình liên hồ; 3 lần/ngày đối với các hồ chứa thủy lợi khác khi có mưa lũ lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi (địa chỉ:www.thuyloivietnam.vn);

Khơi thông hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ. Vận hành thử các thiết bị phục vụ xả lũ của các hồ chứa nước và bố trí đủ thiết bị dự phòng đảm bảo vận hành công trình trong mọi tình huống. Thực hiện tích nước cuối mùa mưa và đảm bảo an toàn đối với các hồ chứa nước khi tích nước, đối với các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn phải xây dựng phương án tích nước hợp lý, tuyệt đối không tích nước đối với các hồ chứa không đảm bảo an toàn.
 
(Theo Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục