Quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân

  • Cập nhật: Thứ ba, 18/9/2018 | 9:12:27 AM

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 23/2018/TT-NHNN quy định về tổ chức lại, thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tư quy định: Tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân dưới các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; thủ tục thu hồi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân; thủ tục thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước.

Việc tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân được thực hiện trên cơ sở phương án tổ chức lại được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc tổ chức lại.

Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện tổ chức lại (bao gồm cả quỹ tín dụng nhân dân không phải kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng) phải có báo cáo tài chính của năm liền kề đã được kiểm toán, trừ quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt.

Thông tư cũng nêu rõ các hành vi không được thực hiện trong quá trình thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của quỹ tín dụng nhân dân.

Theo đó, kể từ ngày Đại hội thành viên quỹ tín dụng nhân dân thông qua đề nghị thu hồi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân giải thể tự nguyện hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản yêu cầu quỹ tín dụng nhân dân lập hồ sơ đề nghị giải thể, quỹ tín dụng nhân dân, người quản lý, người điều hành, người lao động của quỹ tín dụng nhân dân không được thực hiện các hành vi sau đây: Cất giấu, tẩu tán tài sản của quỹ tín dụng nhân dân, hoàn trả vốn góp của thành viên; từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của quỹ tín dụng nhân dân; cầm cố, thế chấp, tặng cho và cho thuê tài sản của quỹ tín dụng nhân dân; chuyển tiền, tài sản của quỹ tín dụng nhân dân ra nước ngoài.

Các trường hợp thu hồi Giấy phép: Quỹ tín dụng nhân dân tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác; hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quỹ tín dụng nhân dân có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép; quỹ tín dụng nhân dân vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động...

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/11/2018.
 
(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục