Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, tạo đà cho Kế hoạch năm 2021-2025; là năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và tổ chức nhiều sự kiện, lễ kỷ niệm lớn của đất nước và của tỉnh.
Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực dự báo tiếp tục có những biến động khó lường; tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn đan xen với những thuận lợi và khó khăn thách thức, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ngày càng ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục phát huy tinh thần phấn đấu với quyết tâm cao, khắc phục, tháo gỡ khó khăn để thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra để hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX ngay từ năm đầu tiên của nhiệm kỳ 2020-2025.
Kế thừa những kết quả quan trọng và toàn diện đã đạt được trong năm 2019, phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, đổi mới, sáng tạo trong công tác chỉ đạo, điều hành, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái kêu gọi các cơ quan, đơn vị, địa phương; các tầng lớp nhân dân trong tỉnh chung sức, đồng lòng thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu, nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2020, gắn với phương châm hành động năm 2020 "Kỷ cương, liêm chính, hành động, trách nhiệm, sáng tạo, hiệu quả”. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2020 với chủ đề: "Đẩy mạnh ba đột phá chiến lược, tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, thi đua lập thành tích chào mừng thành công đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Yên Bái lần thứ X”.
Phong trào thi đua cần tập trung vào một số nhiệm vụ và mục tiêu trọng tâm sau:
1. Quán triệt, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung của Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020; Chương trình hành động số 190-Ctr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái; Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 20/11/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020; Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 15/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 tới các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu năm.
2. Hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu chủ yếu theo Chương trình hành động 190-CTr/TU ngày 26/11/2019 của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 20/11/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, cụ thể như sau:
(1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (giá so sánh 2010) 7,3%.
(2) Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn: nông, lâm nghiệp, thủy sản 21,13%; công nghiệp - xây dựng 26,88%; dịch vụ 47,21%; thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm 4,78%.
(3) Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người trên 40 triệu đồng.
(4) Tổng sản lượng lương thực có hạt 310.000 tấn.
(5) Sản lượng chè búp tươi 74.000 tấn, trong đó sản lượng chè búp tươi chất lượng cao 20.000 tấn.
(6) Tổng đàn gia súc chính 620.000 con.
(7) Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại 51.000 tấn, trong đó: sản lượng thịt hơi xuất chuồng đàn gia súc chính 44.000 tấn.
(8) Trồng rừng 16.000 ha.
(9) Số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới: 10 xã; lũy kế số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đạt 79 xã.
(10) Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) 13.000 tỷ đồng.
(11 )Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 20.500 tỷ đồng.
(12) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 210 triệu USD.
(13) Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 3.300 tỷ đồng.
(14) Tổng vốn đầu tư phát triển 16.000 tỷ đồng.
(15) Thành lập mới 275 doanh nghiệp; 60 hơp tác xã và 1.000 tổ hợp tác.
(16) Số lao động được tạo việc làm mới 18.000 lao động.
(17) Tỷ lệ lao động qua đào tạo 63,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ 31,5%.
(18) Tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 4,0%, riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải giảm trên 6,5%.
(19) Tổng số trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia 245 trường; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tại 180 xã, phường, thị trấn đối với giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 tại 180 xã, phường, thị trấn. Phấn đấu phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1 đối với 180 xã, phường, thị trấn; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2 tại 175 xã, phường, thị trấn trở lên; phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 tại 77 xã, phường, thị trấn.
(20) Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trên 98,5%.
(21) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,04%.
(22) Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế trên 96,5%.
(23) Tổng số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế 130 đơn vị.
(24) Tỷ lệ hộ dân được nghe, xem phát thanh truyền hình đạt 99,1%
.
(25) Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 80%.
(26) Tỷ lệ làng, bản, tổ dân phổ đạt tiêu chuẩn văn hóa 66%.
(27) Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa 86%.
(28) Tỷ lệ chất thải y tể được xử lý 85%.
(29) Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch 86%.
(30) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước họp vệ sinh trên 90%.
(31) Tỷ lệ hộ dân cư nông thôn có hố xí họp vệ sinh 71%.
(32) Tỷ lệ che phủ rừng 63%.
3. Tập trung thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đối mới mô hình tăng trưởng:
3.1. Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện thể chể: thực hiện nghiêm túc các quy định và triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của trung ương và của tỉnh. Rà soát, đánh giá tổng thể các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giai đoạn 2016 - 2020; bãi bỏ, điều chỉnh, bổ sung, ban hành mới các cơ chế, chính sách thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 đồng bộ, hiệu quả và có tính khả thi.
Triển khai xây dựng Quỵ hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Yên Bái và vùng phụ cận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060; xây dựng Quy hoạch vùng huyện Mù Cang Chải theo hướng phát triển trở thành huyện du lịch.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính để tiếp tục xóa bỏ các rào cản ảnh hưởng đến môi trường sản xuất kinh doanh của người dân và doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Phục vụ hành chính công cấp huyện, cấp xã; thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), phấn đấu Chỉ số PCI năm 2020 tăng từ 2 đến 4 bậc, Chỉ số cải cách hành chính (Par Index) và Chỉ số quản trị hành chính công tầng từ 4 đến 6 bậc so với năm 2019. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các hạng mục của Dự án Đô thị thông minh gắn với xây dựng chính quyền điện tử.
Tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ; xây dựng văn hóa công sở trong toàn hệ thống chính trị "Chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo, liêm chính”. Tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch "Ngày thứ 7 cùng dân” và chương trình "Cà phê doanh nhân” theo hướng sát thực tế, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động: thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng trong hệ thống giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề trường phổ thông; chú trọng công tác hướng nghiệp, thực hiện phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo. Tăng cường xã hội hóa; từng bước thực hiện cơ chế tự chủ, đặt hàng trong đào tạo nghề; tuyển mới và đào tạo nghề cho khoảng 17.500 người. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 63,2%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên có văn bằng, chứng chỉ đạt 31,5%.
Đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho người lao động bằng nhiều hình thức kết nối cung - cầu lao động trên thị trường; làm tốt công tác dự báo nhu cầu lao động; chú trọng hợp tác, liên kết đào tạo và tuyển dụng sau đào tạo, tạo việc làm mới cho trên 18.000 lao động; chú trọng xuất khẩu lao động và tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn, phấn đấu chuyển dịch khoảng 2% lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp (tương đương 6.300 lao động).
Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm 2020 và Kế hoạch thực hiện Đề án số 11- ĐA/TƯ năm 2020. Chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho hệ thống chính trị các cấp, nhất là các ngành kinh tế, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế...
3.3. Huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Thực hiện kế hoạch đầu tư công theo hướng trọng điểm, hiệu quả; ưu tiên nguồn lực cho các công trình trọng điểm chào mừng đại hội Đảng các cấp; triển khai thực hiện các dự án theo hình thức hợp đồng xấy dựng - chuyển giao. Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình, dự án khởi công mới, phấn đấu cơ bản hoàn thành các công trình chuyển tiếp trong năm 2020, nhất là các công trình trọng điểm của tỉnh, của huyện. Tập trung tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để triển khai 12 công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX (1).
Hoàn thành thủ tục pháp lý sớm khởi công và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án quan trọng của tỉnh (như: Dự án xây dựng nút giao IC13; dự án xây dựng kè sông Hồng gắn với đường giao thông kết nối bên hữu ngạn sông Hồng đoạn 03 đầu cầu thành phố Yên Bái; dự án Kè chống sạt lở sông Hồng khu vực đền Tuần Quán...).
Huy động nhân dân tích cực tham gia, đóng góp nhân lực, vật lực, hiến đất làm đường giao thông nông thôn, phấn đấu bê tông hóa thêm ít nhất 300 km đường giao thông nông thôn theo Đề án phát triển giao thông nông thôn của tỉnh. Thực hiện tốt công tác bảo trì hệ thống quốc lộ, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường tỉnh lộ theo kế hoạch năm 2020.
3.4. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, lựa chọn những nhà đầu tư thực sự có tiềm lực, uy tín, phát triển xanh, góp phần giữ gìn và phát triển môi trường sinh thái bền vững; mỗi huyện, thị xã, thành phố thu hút được ít nhất 03 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh vào địa phương trên các lĩnh vực.
Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển mạnh kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII và chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh; phấn đấu thành lập mới trên 275 doanh nghiệp trong năm 2020.
Hoàn thành chuyển đổi mô hình hoạt động của 04 công ty lâm nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và sắp xếp các lâm trường trên địa bàn tỉnh; hoàn thành thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cấp nước và xây dựng Yên Bái đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả; tiếp tục chuyển đổi mô hình hoạt động một số chợ trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.
Thực hiện hiệu quả Đề án củng cố, phát triển hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác tỉnh Yên Bái giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của trên 250 HTX hiện có; chuyển đổi 20 HTX thành HTX kiểu mới; thành lập mới trên 60 HTX; duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác hiện có và phấn đấu thành lập mới trên 1.000 tổ hợp tác.
3.5. Tập trung nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả sản xuất đối với các cây trồng, vật nuôi chủ lực, đặc sản hiện có. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả 29 dự án sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; đồng thời, lựa chọn để tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng đối với những chuỗi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững. Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu, xác lập bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với ít nhất 16 sản phẩm (2).
Tiêu chuẩn hóa 70 sản phẩm (trong đó: 67 sản phẩm đạt hạng 3 sao và 3 sản phẩm đạt hạng 4 sao); mỗi huyện, thị xã phát triển từ 1 - 2 mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch.
Huy động nguồn lực và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân tham gia xây dựng nông thôn mới hiệu quả, bền vững; phấn đấu có thêm ít nhất 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; tổ chức thành công Lễ đón nhận và công bố huyện Trấn Yên đạt chuẩn nông thôn mới ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý; duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí của các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới.
4. Thi đua thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng các cấp theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 145-KH/TU ngày 2/7/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo, chỉ đạo thành công đại hội Đảng các cấp; tập trung trí tuệ, công sức xây dựng hệ thống văn kiện trình đại hội đảm bảo chất lượng, tầm nhìn chiến lược và có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng để tạo không khí thi đua sôi nổi, phấn khởi, có sức lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong toàn xã hội, để đại hội Đảng các cấp thực sự là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, là ngày hội của toàn Đảng, toàn quân và toàn thể nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
5. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua trong lĩnh vực xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực quản lý nhà nước. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong công tác tuyên truyền tập hợp và vận động các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Phấn đấu xây dựng nền hành chính hiện đại, chuyên nghiệp, năng động, hiệu lực, hiệu quả; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên được tăng cường. Đẩy mạnh phong trào thi đua, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác nội chính, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường các biện pháp củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tổ chức tốt Đại hội thi đua yêu nước, hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ X của tỉnh và Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc năm 2020, tạo không khí thi đua sôi nổi, quyết tâm phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao nhất.
6. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp và các khối, cụm thi đua trong tỉnh. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong việc tham mưu, tư vấn cho cấp ủy, chính quyền và thực hiện kiểm tra, giám sát chính sách, pháp luật về thi đua khen thưởng; tổ chức các đợt thi đua phù hợp theo từng chuyên đề.
Thực hiện nghiêm túc việc đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, qua đó kịp thời phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến để tạo sự lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ trong xã hội và các tầng lớp nhân dân.
Trên cơ sở các mục tiêu nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tể - xã hội năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, địa phương, lực lượng vũ trang, các thành phần kinh tế và nhân dân các dân tộc trong tỉnh bám sát phương châm hành động và chủ đề hành động của năm 2020 để tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, ra sức thi đua lập thành tích cao nhất, thực hiện thắng lợi các nội dung thi đua đề ra, thiết thực chào mừng thành công Đại hội Thi đua yêu nước của tỉnh lần thứ X, đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2020.
----------------------------------------------------------------------------------------
(1) Khởi công mới 5 công trình, dự án: Dự án cầu Cổ Phúc; dự án đường Khánh Hòa - Văn Yên; dự án đường Trạm Tấu - Bắc Yên; dự án đường nối Quốc lộ 32C với đường Âu Cơ; thành phố Yên Bái (thực hiện theo hình thức BT); dự án đường nối Quốc lộ 32C - Quốc lộ 37, đường Yên Ninh (thực hiện theo hình thức BT); hoàn thành 3 công trình, dự án: Dự án đường nối Quốc lộ 32C với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT tỉnh; dự án Đô thị thông minh tỉnh Yên Bái; cơ bản hoàn thành 4 công trình, dự án: Dự án Hạ tầng kỹ thuật công viên Đồng Tâm; dự án Đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Yên Bái (vốn vay WB); dự án Chính trị tổng thể khu vực Ngòi Thia; dự án cải tạo, sửa chữa, nâng cấp đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai (ICI2) với tỉnh lộ 172 tỉnh lộ 173 (đoạn Vân Hội - Đại Lịch - Mỵ; đoạn Đại Lịch - Minh An.
(2) Gồm: Bưởi diễn Trấn Yên; Qụế vỏ khô Trấn Yên; Sản phẩm sản xuất, chế biến từ quế Vãn Yên, Măng mai Lục Yên; Lạc đỏ Lục Yên; Gà trống thiến Lục Yên; Gạo nếp 87 Trạm Tấu; Gà đen bản địa Trạm Tấu, Lợn đen bản địa Trạm Tấu; Măng ớt Trạm Tấu; Khoai sọ nương Trạm Tấu; Mật ong Mù Cang Chải, Mật ong Văn Chấn; Cam Văn Chấn; Chè Shan Văn Chấn; Chè xanh Bát tiên thành phố Yên Bái.
Chủ tịch UBND tỉnh
Đỗ Đức Duy (đã ký)