Bãi bỏ 82 văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành

  • Cập nhật: Thứ bảy, 2/1/2021 | 8:30:10 AM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151/2020/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.

Theo Nghị định, có 82 văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ toàn bộ. Trong số đó, bãi bỏ toàn bộ 65 Nghị quyết của Chính phủ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 tại các địa phương, như Nghị quyết 10/2007/NQ-CP ngày 13/2/2007 xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của Thành phố Hồ Chí Minh; Nghị quyết 28/2008/NQ-CP ngày 4/12/2008 xét duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của thành phố Hà Nội; Nghị quyết 12/2007/NQ-CP ngày 13/2/2007 quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) thành phố Cần Thơ; Nghị quyết 36/2006/NQ-CP ngày 28/12/2006 xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của thành phố Hải Phòng; Nghị quyết 41/2007/NQ-CP ngày 31/7/2007 điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết 08/2007/NQ-CP ngày 07/02/2007 xét duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) của tỉnh Long An...

Bên cạnh đó, Nghị định số 151/2020/NĐ-CP còn bãi bỏ các văn bản như: Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/1/2017 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Nghị định số 17/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2017/NĐ-CP ngày 25/1/2017 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Nghị định số 09/2015/NĐ-CP ngày 22/1/2015 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc; Nghị định số 35/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc…

Nghị định số 151/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày ký ban hành 30/12/2020.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba: Việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành thường xuyên, khi thấy quy định pháp luật lạc hậu, không còn giá trị áp dụng trên thực tế, như không còn đối tượng điều chỉnh hoặc quy định đó không phù hợp với quy định mới ban hành của cấp trên, thì đề xuất bãi bỏ văn bản theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

(Theo VTV)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục