Doanh nghiệp FDI không được phân phối hàng nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ tư, 25/7/2007 | 12:00:00 AM

Bộ Thương mại vừa ban hành Thông tư 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

Theo đó, doanh nghiệp FDI được thực hiện quyền nhập khẩu, tuy nhiên, không được lập cơ sở để phân phối hàng nhập khẩu. Theo hướng dẫn, doanh nghiệp FDI đã được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu sẽ được nhập khẩu các mặt hàng không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Đối với những mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu theo lộ trình sẽ được nhập khẩu theo đúng như cam kết của Việt Nam.

Theo quy định, doanh nghiệp FDI được trực tiếp làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi nhập khẩu, doanh nghiệp chỉ được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh mua bán hoặc có quyền phân phối nhóm hàng đó. Doanh nghiệp FDI được tự lựa chọn đối tác phân phối và phải đăng ký với cơ quan quản lý.

Đối với những doanh nghiệp FDI đã được cấp phép thực hiện quyền phân phối, các doanh nghiệp này được thực hiện bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hoá sản xuất tại Việt Nam và hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp này sẽ không được thực hiện bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đã được cấp phép và phải xin phép nếu muốn thành lập thêm cơ sở bán lẻ mới. Cơ quan quản lý nhà nước sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ, sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của từng địa phương trước khi quyết định có thể cấp phép hay không.

Theo Bộ Thương mại, văn bản hướng dẫn này là một bước quan trọng trong việc thực hiện các cam kết WTO. Nghị định 23 đã được Chính phủ ban hành từ tháng 2/2007 nhưng văn bản hướng dẫn đến nay mới được ban hành. Trong thời gian chờ đợi vừa qua, cộng đồng các doanh nghiệp FDI đã rất nhiều lần có ý kiến về việc cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn này để được thực hiện các quyền lợi theo cam kết WTO.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục