Tỉnh ủy Yên Bái: Ban hành Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Ngày 12/8/2007, Tỉnh uỷ Yên Bái đã ban hành Chỉ thị số 12-CT/TU về tăng cường lãnh đạo công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới, nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, ngày 29/06/2007 của Chính phủ, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

Ảnh Thanh Hương.
Ảnh Thanh Hương.

Theo đó, Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ, tổ chức Đảng, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, lực lượng vũ trang, Ủy ban nhân dân các cấp tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

1- Các cấp uỷ Đảng chỉ đạo tiến hành kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW, ngày 24/2/2003 của Ban Bí thư và các nội dung chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian qua; rút ra các kinh nghiệm, giải pháp thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn giao thông trong thời gian tới.

2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo an toàn giao thông. Đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền, MTTQ, các tổ chức, đoàn thể đối với công tác đảm bảo an toàn giao thông, coi đó là nhiệm vụ vừa cấp thiết vừa lâu dài. Đồng thời nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông.

 3- Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm Nghị quyết 32/NQ-CP của Chính phủ, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế và giảm tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí. Trên cơ sở các chủ trương trên của Ban Bí thư Trung ương, Chính phủ và Chỉ thị của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động tăng cường công tác quản lý an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

4- Các cấp uỷ, tổ chức Đảng chỉ đạo xây dựng nghị quyết của Đảng bộ; chỉ đạo UBND các địa phương xây dựng đề án trình hội đồng nhân dân cùng cấp ra nghị quyết để tổ chức thực hiện; xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai quán triệt thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn; phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, xử lý các tập thể và cá nhân vi phạm an toàn giao thông. Chỉ đạo rà soát, tổ chức vận động và giải toả các trường hợp lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông. Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố phải chịu trách nhiệm về cưỡng chế công trình trái phép trên hành lang an toàn quốc lộ. Thực hiện tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, giải toả ách tắc giao thông và đảm bảo giao thông trong mọi tình huống.

5 - Cấp uỷ Đảng, trong lãnh đạo, chỉ đạo phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân. Chỉ đạo thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phối hợp với các cấp chính quyền cơ sở, các ngành, các tổ chức xã hội tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông. Xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức triển khai quán triệt thực hiện công tác đảm bảo an toàn giao thông; thường xuyên giáo dục đảng viên, cán bộ, công chức trong cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Đưa nội dung chấp hành pháp luật an toàn giao thông vào quy chế làm việc của cơ quan; có quy định cụ thể về khen thưởng, biểu dương những người có thành tích tốt trong chấp hành pháp luật về an toàn giao thông; xử lý kỷ luật, không xét nâng lương và khen thưởng trong năm đối với người có hành vi vi phạm.

6 - Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tăng cường công tác vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên hưởng ứng mạnh mẽ và thực hiện nghiêm Nghị quyết 32 của Chính phủ, Chỉ thị của Tỉnh uỷ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; phối hợp với chính quyền, các ngành, các cấp xây dựng phong trào toàn dân hưởng ứng và chấp hành nghiêm luật lệ an toàn giao thông.   

- Các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đa dạng hoá phương pháp, nội dung tuyên truyền, đảm bảo sát thực, có trọng tâm, hiệu quả. Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về an toàn giao thông trên Báo Yên Bái, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

- Ban cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo phát động phong trào thi đua đối với các cấp các ngành và địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, đưa tiêu chí thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào tiêu chuẩn xét thi đua khen thưởng hàng năm. Chỉ đạo các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, bổ sung hệ thống an toàn hệ thống an toàn giao thông; có đề án cải tạo các “điểm đen” về tai nạn giao thông. Quản lý tốt công tác đào tạo cấp giấy phép lái xe; tăng cường chất lượng công tác kiểm định an toàn kỹ thuật đối với các phương tiện cơ giới đường bộ...

Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, nhất là hành vi chống người thi hành công vụ. Chỉ đạo xử lý nghiêm học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy. Thông báo về cơ quan, trường học, xã, phường, tổ dân phố những cán bộ, công chức, học sinh... và người vi phạm pháp luật an toàn giao thông để kiểm điểm, giáo dục. Thực hiện tốt quy định về bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe gắn máy theo quy định của Chính phủ.        

7 - Ban An toàn giao thông tỉnh tăng cường công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong công tác chỉ đạo thực hiện; lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên đối với các địa phương, ban, ngành trong việc chấp hành Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ và Chỉ thị của Tỉnh uỷ; chỉ đạo các địa phương, đơn vị tổ chức rút kinh nghiệm.

Chỉ thị yêu cầu cán bộ, công chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang gương mẫu hưởng ứng và thực hiện nghiêm pháp luật về an toàn giao thông; có trách nhiệm vận động các thành viên trong gia đình tự giác thực hiện.

Lương Văn Thức

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục