Thực hiện chế độ cho vay ưu đãi đối với người học đại học, cao đẳng và dạy nghề

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/9/2007 | 12:00:00 AM

Ngày 4/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học đại học, cao đẳng. Thủ tướng chỉ thị:

- Thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với sinh viên học đại học và cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn, đã trúng tuyển vào đại học, cao đẳng năm học 2007 - 2008 hoặc đang học đại học, cao đẳng, như quy định tại Quyết định số 107/2006/QÐ-TTg ngày 18-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên; bảo đảm cho các sinh viên này không phải bỏ học vì lý do không có khả năng đóng học phí và trang trải các nhu cầu sinh hoạt  tối thiểu (ăn, ở, đi lại, tài liệu học tập).

- Giao Bộ trưởng Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng phương án về mức cho mỗi sinh viên vay, điều kiện và phương thức cho vay, phương thức thanh toán sau khi đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, cần công bố trước ngày 30-9-2007.

Bộ Giáo dục và Ðào tạo chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng trong cả nước rà soát, lập danh sách các sinh viên thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn, làm việc với Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay ưu đãi theo quy định; Hiệu trưởng các trường đại học và cao đẳng phải tạo mọi điều kiện cần thiết để tất cả học sinh đã trúng tuyển vào trường mình học tập năm thứ nhất một cách thuận lợi, không yêu cầu phải đóng học phí ngay trong ít nhất hai tháng đầu tiên nếu học sinh thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, để có thời gian làm thủ tục theo quy định để đăng ký sẽ đóng học phí từ việc vay Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các cấp rà soát danh sách các sinh viên đã trúng tuyển đại học, cao đẳng năm học 2007 - 2008 hoặc đang học đại học, cao đẳng mà gia đình khó khăn, có biện pháp hỗ trợ kịp thời, không để một học sinh nào đã trúng tuyển mà phải bỏ học vì không đủ tiền tàu xe đến trường và ăn, ở trong hai tháng đầu tiên của năm học thứ nhất.

Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền các cấp trong tỉnh, thành phố thực hiện khẩn trương việc xác nhận hoàn cảnh khó khăn của sinh viên theo các quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội liên quan đến việc cho sinh viên là người của địa phương vay để học.

- Ngân hàng Chính sách xã hội chủ trì, phối hợp với bộ Giáo dục và Ðào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện chính sách tín dụng đối với sinh viên, học sinh theo Quyết định số 107/2006/QÐ-TTg ngày 18-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trên cơ sở chính sách cho vay để học quy định tại Quyết định số 107/2006/QÐ-TTg ngày 18-5-2006 của Thủ tướng Chính phủ nói trên, giao Bộ Giáo dục và Ðào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xây dựng đề án cho vay để đào tạo nghề (bao gồm cả trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) theo nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội, trình Chính phủ trước ngày 31-11-2007.

- Khi chính sách học phí của Nhà nước thay đổi, giao Bộ Tài chính chủ trì cùng Bộ Giáo dục và Ðào tạo, Ngân hàng Chính sách xã hội và các bộ, ngành liên quan kịp thời đề xuất các thay đổi cần thiết về chế độ tín dụng đối với học sinh, sinh viên để không một học sinh, sinh viên nào đã trúng tuyển phải bỏ học vì không đủ tiền đóng học phí và bảo đảm cuộc sống tối thiểu.

Bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư bố trí đủ vốn để Ngân hàng Chính sách thực hiện cho vay đối với học sinh, sinh viên năm học 2007 - 2008.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện cho vay để học đại học và cao đẳng năm học 2007 - 2008 trước ngày 30-11-2007. Yêu cầu các phương tiện thông tin đại chúng phổ biến kịp thời Chỉ thị này đến nhân dân trong cả nước và hỗ trợ việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên một cách hiệu quả.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Chỉ thị này.

(Theo Nhân Dân)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục