Bộ Công thương ban hành Quy chế giám sát doanh nghiệp

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/5/2008 | 12:00:00 AM

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Quyết định số 09/2008/QĐ-BCN về việc Ban hành Quy chế tổ chức kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty, công ty thuộc Bộ.

Theo quy chế, các tập đoàn, tổng công ty, công ty nhà nước phải tổ chức tự giám sát tại công ty mẹ và các công ty thành viên. Còn các công ty thành viên sẽ tổ chức tự giám sát trong nội bộ. Giám sát nội bộ doanh nghiệp được thực hiện theo các quy định trong Luật Doanh nghiệp, Quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp, Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, Quy chế kiểm toán nội bộ, Điều lệ doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp sẽ thực hiện giám sát theo các hình thức giám sát trước, trong và sau hoạt động của doanh nghiệp. Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức giám sát, đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Các nội dung giám sát sẽ xem xét tính hợp lý của việc huy động, phân phối và sử dụng các nguồn lực: tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động vào các hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; việc tuyển dụng, sử dụng lao động và trả lương cho người lao động; kiểm tra tính khả thi và quá trình thực hiện của các dự án, hiệu quả hoạt động, quản lý, sản xuất, tiêu thụ và các phương án kinh doanh; tình hình chấp hành các quy định của pháp luật, nghị quyết của hội đồng quản trị và ban giám đốc; theo dõi, kiểm tra việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp; sử dụng các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng mất việc làm của doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi, đúng chế độ của người lao động và quy chế nội bộ doanh nghiệp…

Hàng quý, hàng năm, hội đồng quản trị, ban giám đốc doanh nghiệp đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả các nghị quyết, quyết định trong quản lý điều hành; hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đưa ra các quyết định kịp thời. Người lao động trong doanh nghiệp sẽ được tham gia thảo luận, góp ý kiến trước khi có quyết định về: phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch, biện pháp phát triển sản xuất, kinh doanh, sắp xếp tổ chức lại sản xuất kinh doanh của công ty; các nội quy, quy chế liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động… Bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị (nếu có), ban giám đốc doanh nghiệp khi được yêu cầu.

(Theo Báo Công Thương)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục