Đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước

  • Cập nhật: Chủ nhật, 20/7/2008 | 12:00:00 AM

Theo Quyết định Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành, giai đoạn 2009-2013, đổi mới cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với hệ thống Kho bạc Nhà nước; thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao; trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị trong tổ chức công việc, sử dụng lao động và sử dụng các nguồn lực tài chính.

Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao
Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao

Bộ trưởng Bộ Tài chính giao chỉ tiêu biên chế cho Kho bạc Nhà nước (KBNN) phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở chủ động tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý và sử dụng lao động theo đúng chủ trương tinh giản biên chế của Nhà nước. Ngoài số biên chế được giao, KBNN được hợp đồng thuê khoán công việc và hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

KBNN được chủ động sử dụng nguồn kinh phí phù hợp với nhu cầu thực tế và trong phạm vi số kinh phí được giao. Kinh phí cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

Trên cơ sở biên chế được giao và nguồn kinh phí hoạt động, mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) bình quân toàn hệ thống KBNN là 1,8 lần mức lương đối với CBCCVC do Nhà nước quy định.

Hàng năm, KBNN được trích tối thiểu 25% số kinh phí tiết kiệm được từ chi thường xuyên và số chênh lệch giữa nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của KBNN so với dự toán được giao để lập Quỹ phát triển hoạt động ngành. Ngoài ra, KBNN còn được sử dụng số kinh phí này để trích Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ khen thưởng, phúc lợi; bổ sung thu nhập cho CBCCVC; trợ cấp thêm ngoài chính sách cho những người tự nguyện về nghỉ chế độ trong quá trình sắp xếp, tổ chức lại lao động...

Khi Nhà nước thay đổi chính sách, chế độ, KBNN tự trang trải các khoản chi tăng thêm theo chính sách, chế độ mới. Trường hợp do các yếu tố khách quan mà KBNN không bảo đảm mức chi tối thiểu để duy trì hoạt động của bộ máy, Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

Từ 1/1/2009, Quyết định này có hiệu lực thi hành và thay thế Quyết định số 169/2005/QĐ-TTg ngày 7/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện khoán biên chế và kinh phí hoạt động đối với KBNN giai đoạn 2005-2007.

(Theo Cổng TT Chính phủ)

Các tin khác
Quang cảnh Hội nghị.

Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội (lần 2) đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện được Chính phủ gửi sang Quốc hội gồm 16 chương, 247 điều, trong đó tăng 3 mục, bổ sung mới 24 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Công tác tổng hợp, tiếp thu ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai sửa đổi đã được thực hiện công phu, khoa học

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ TN&MT và cơ quan liên quan về tổng hợp, tiếp thu ý kiến nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi), chiều 4/4.

Sở TN&MT tỉnh Yên Bái đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Thời gian qua, việc triển khai lấy ý kiến của nhân dân đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được tỉnh Yên Bái triển khai tích cực, đã có 52.805 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục