Tìm MH370 mất tích tốn kém nhất lịch sử hàng không

  • Cập nhật: Thứ sáu, 28/3/2014 | 1:42:47 PM

Tờ báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), hôm 28/3, dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc, cho rằng, chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay số hiệu MH370 mất tích của hãng Hàng không Malaysia tốn kém nhất trong lịch sử ngành hàng không.

Máy bay IL-76 của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh ở sân bay Perth của Úc để tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia.
Máy bay IL-76 của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh ở sân bay Perth của Úc để tìm kiếm máy bay mất tích của Malaysia.

Sau khi vệ tinh Thái Lan vừa phát hiện khoảng 300 vật thể nghi của máy bay mất tích ở Ấn Độ Dương, các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo, số tiền hoạt động tìm kiếm tiêu tốn có thể lên đến hàng trăm triệu USD.

Theo SCMP, hóa đơn một năm tìm kiếm MH370 gấp 10 lần chi phí tìm kiếm chiếc máy bay gặp nạn cách đây 5 năm của hãng Hàng không Air France trong 2 năm. Và số tiền này có thể lên đến hàng trăm triệu USD.

Trong 2 năm, Pháp và Brazil đã chi hơn 40 triệu USD để tìm kiếm hộp đen máy bay số hiệu 447 của hãng Hàng không Air France bị rơi ở Đại Tây Dương năm 2009, khi đang bay từ Paris đến Rio de Janeiro.

Hoạt động tìm kiếm dừng lại, sau khi robot rà khắp đáy biển nhưng chỉ tìm được thi thể 50 người trong tổng số 228 hành khách và phi hành đoàn.

Ông Zhao Chaofang, một nhà hải dương học tại Đại học Hải dương Trung Quốc ước tính, chi phí tìm kiếm MH370 gấp 10 lần số tiền chi cho vụ tiềm kiếm trên.

Một số nhà khoa học nước này cho biết, chỉ riêng Trung Quốc tốn hàng chục triệu USD trong chiến dịch tìm kiếm này. Ông Zhao nói thêm: “Nếu hoạt động tìm kiếm kéo dài trong nhiều năm, 200 triệu USD mỗi năm chỉ vừa đủ để duy trì nỗ lực tìm kiếm đa quốc gia”.

Một nhà nghiên cứu cấp cao (giấu tên) tại Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc cũng cho hay, chi phí “vượt xa, rất xa” cuộc kìm kiếm máy bay của Air France.

Tuy nhiên, quyền Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia, ông Hishammuddin Hussein nhấn mạnh, Kuala Lumpur vẫn chưa thảo luận vấn đề này với các quốc gia khác.

Chính phủ Malaysia và các nước đối tác cũng không hề nói đến chuyện kinh tế. Tất cả đều đang cố gắng tìm kiếm máy bay. Điều đó thậm chí còn không xuất hiện trong tâm trí chúng tôi, ông Hussein nói.

Không có quy định quốc tế nào về việc phân chia chi phí điều tra tai nạn giữa các nước. Ông Oh Ei Sun, thuộc trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore cho biết, về mặt lý thuyết, quốc gia dẫn đầu cuộc tìm kiếm sẽ trả toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, trên thực tế, các nước tham gia thường giúp đỡ chi phí để thể hiện thiện chí.

Theo giới chức Malaysia, hiện có 27 quốc gia, trong đó có Malaysia, huy động nguồn lực tìm kiếm máy bay mất tích.

Trung Quốc đã cử 10 tàu, Úc 5 tàu, Malaysia 6 tàu để tìm kiếm. Mỗi tàu tiêu tốn khoảng 160 USD mỗi giờ.

Chi phí của việc sử dụng vệ tinh tìm kiếm cũng sẽ tăng lên đáng kể. Trung Quốc đã sử dụng hơn 20 vệ tinh, ông Zhao cho hay.

Khoản chi cho mỗi vệ tinh vào khoảng 64 triệu USD, thời gian hoạt động trung bình trong 4 năm. Do đó, nhiều khả năng Trung Quốc phải chi khoảng 160 triệu USD cho những vệ tinh này.

(Theo TPO)

Các tin khác
Người thân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ chen lấn kinh hoàng ủng hộ mở một cuộc điều tra mới về vụ việc.

Ngày 2-5, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật, vốn được các đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ, nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ chen lấn chết người trong dịp Halloween ở quận Itaewon, thủ đô Seoul vào năm 2022.

Cảnh sát và nhân viên sở cứu hỏa bên ngoài một trường học tại khu Mayur Vihar, Delhi, sau khi nhiều trường học bị đe dọa đánh bom ngày 1-5

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã được sơ tán.

Khói bốc lên trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 21/4/2024.

Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.

Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục