Dư luận quốc tế lo ngại hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/5/2014 | 2:21:09 PM

Nhà bình luận Brad Glosserman cho rằng, uy tín của Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng khi bị coi là nhân tố gây bất ổn khu vực.

Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 cách vị trí cũ 23 hải lý
Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 cách vị trí cũ 23 hải lý

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục vấp phải sự phản đối gay gắt của cộng đồng quốc tế.

Giới truyền thông quốc tế cũng lên tiếng chỉ trích những hành động xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản ngư dân Việt Nam của lực lượng chức năng Trung Quốc, đặc biệt là vụ tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam ngày 26/5 vừa qua. 

Liên quan việc một tàu cá của Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Biển Đông, phía Mỹ khẳng định chỉ có Trung Quốc là bên khiêu khích trong căng thẳng hiện nay ở Biển Đông. Đây là phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 27/5. Bộ ngoại giao Mỹ cho biết tiếp tục quan ngại về cách hành xử của tàu thuyền của Trung Quốc hoạt động trong khu vực và kêu gọi các bên cùng kiềm chế, giảm căng thẳng, giải quyết vấn đề một cách an toàn và có trách nhiệm.

Trả lời câu hỏi liệu các hành động của Việt Nam ở Biển Đông có phải là khiêu khích hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định rằng chỉ có các hành động của Trung Quốc là mang tính khiêu khích. Liên quan vụ việc trên, phía Mỹ sẽ thông qua tất cả các bên để tìm kiếm thông tin liên quan tới sự việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam.

Cùng ngày, chính phủ Nhật Bản đã hối thúc Trung Quốc kiềm chế trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông, sau khi có thông tin cho biết một tàu cá của Việt Nam đã bị một tàu cá Trung Quốc đâm chìm trên vùng biển này hôm 26/5.

Phát biểu họp báo tại thủ đô Tokyo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nhấn mạnh: "Đó là hành động vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa mạng sống của người dân”, “Sự thật là mặc dù nhiều nước đã yêu cầu Trung Quốc kiềm chế các hành động đơn phương, nhưng Trung Quốc tuyên bố vẫn tiếp tục các hoạt động khoan thăm dò. Chúng tôi cho rằng đây là điều rất đáng tiếc”.

Trong khi đó, giới bình luận quốc tế khẳng định, hành động đơn phương của Trung Quốc trên Biển Đông là một bước đi sai lầm, làm tổn hại uy tín của nước này trên trường quốc tế.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ của Mỹ đánh giá rằng, xét về mặt chiến lược, với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tại Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải trả giá đắt về uy tín và thể diện quốc gia khi bất chấp trật tự và luật pháp quốc tế.

Cùng quan điểm trên, trong bài viết trên báo “Lợi ích quốc gia” (The National Interest) của Mỹ, nhà bình luận Brad Glosserman cho rằng, uy tín của Trung Quốc đã sụt giảm nghiêm trọng khi bị coi là nhân tố khiêu khích gây bất ổn trong khu vực.

Hãng tin AFP của Pháp cũng đăng tải thông tin liên quan vụ việc xảy ra vào chiều 26/5 khi một tàu cá của Việt Nam bị khoảng 40 tàu của Trung Quốc bao vây trước khi bị đâm chìm.

Đài BBC của Anh dẫn lời Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố, hành động đâm tàu cá Việt Nam của phía Trung Quốc là "hành động khủng bố" và "nhằm dằn mặt ngư dân Việt Nam".

Với nhan đề "Tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam", đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, tàu đánh cá Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm.

Các kênh truyền hình lớn như Bloomberg của Mỹ, ABC của Australia, hãng tin Reuters của Anh... cũng đưa tin chỉ trích tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của Việt Nam giữa lúc quan hệ giữa hai nước căng thẳng liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

(Theo VOV)

Các tin khác

Tổng thống Ukraine đã ký thành luật một dự luật cho phép một số tù nhân Ukraine phục vụ trong quân đội để đổi lấy khả năng được tạm tha khi kết thúc nghĩa vụ.

Tổng thống Nga Putin trong chuyến công du tới Bắc Kinh

Tổng thống Nga Putin trong buổi họp báo nhân chuyến thăm Trung Quốc 2 ngày khẳng định Moscow sẵn sàng đàm phán nhưng không bao giờ đồng ý những điều kiện không thể chấp nhận.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở quận Fukushima của Nhật Bản.

Ngày 17/5, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản bắt đầu tiến hành đợt xả thứ 6 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hàng viện trợ nhân đạo được thả xuống Gaza.

Jordan phối hợp với Ai Cập và Đức thả 3 đợt hàng viện trợ nhân đạo nhằm hỗ trợ dân thường ở Gaza đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung nghiêm trọng do xung đột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục