Dư luận thế giới hoan nghênh Mỹ bỏ phiếu trắng về lệnh cấm vận Cuba

  • Cập nhật: Thứ năm, 27/10/2016 | 1:33:35 PM

Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba trong thời gian tới.

Quan hệ Mỹ-Cuba có nhiều tiến triển trong thời gian gần đây.
Quan hệ Mỹ-Cuba có nhiều tiến triển trong thời gian gần đây.

Dư luận Cuba và thế giới đã bày tỏ hoan nghênh động thái bỏ phiếu trắng của Mỹ về nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba tại phiên toàn thể Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 71 diễn ra ở New York, Mỹ ngày 26/10, qua đó giúp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc có thể thông qua được nghị quyết, với tỷ lệ phiếu áp đảo 191/193 phiếu thuận. Nhiều ý kiến bày tỏ hy vọng, đây sẽ là bước đệm để nhà chức trách Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba.

Trước giờ bỏ phiếu, nhiều sinh viên Cuba đã tập trung bên ngoài đại học La Habana ở thủ đô La Habana, Cuba để theo dõi sát sự kiện này. Nhiều sinh viên đã không nén nổi niềm hạnh phúc khi biết tin Mỹ bỏ phiếu trắng về nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, xem đây là bước đệm để Mỹ chính thức dỡ bỏ cấm vận đối với quốc đảo Caribe này.

Một bạn sinh viên cho biết: “Việc Mỹ bỏ phiếu trắng nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba sẽ không có nghĩa gì nếu Mỹ không hành động. Tôi hy vọng Quốc hội Mỹ sẽ sớm có quyết định chấm dứt cấm vận đối với Cuba”.

Một người khác cho hay: “Việc Mỹ bỏ phiếu trắng là một bước đi đúng đắn, đã được và sẽ được chứng minh theo thời gian”. 

Phát biểu trước báo giới sau phiên bỏ phiếu, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla đã bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba trong thời gian tới, xem đây là chìa khóa để hai bên tiến tới bình thường hóa hoàn toàn quan hệ giữa hai nước.

“Việc dỡ bỏ cấm vận là chìa khóa nhằm hướng tới việc bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Điều này sẽ mang lại ý nghĩa, thúc đẩy chiều sâu những thành quả đã đạt được giữa hai nước cho đến nay. Cấm vận là một biện pháp không công bằng, không nhân đạo và bất hợp pháp. Việc đại sứ Mỹ bỏ phiếu trắng là một tín hiệu đầy hứa hẹn. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ được phản ánh bằng hành động trong thực tế”, Ngoại trưởng Cuba cho biết.

Trong phần phát biểu tranh luận và giải thích phiếu diễn ra trước đó, đại diện một loạt quốc gia và các nhóm nước như Không liên kết, G77 châu Phi, Cộng đồng các nước Caribe, MERCOSUR và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo…. cũng đã lên án mạnh mẽ lệnh cấm vận của Mỹ vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế; kêu gọi Mỹ có trách nhiệm thực thi các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và chấm dứt ngay lệnh cấm vận phi pháp đối với Cuba.

Phát biểu tại phiên họp, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc nhấn mạnh, Việt Nam đánh giá cao báo cáo A/71/91 của Liên Hợp Quốc trong đó nêu rõ nguyện vọng của các nước trong việc chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế chống Cuba và những nỗ lực của các cơ quan Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt lệnh cấm vận này.

Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết thêm, Việt Nam tin rằng lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt đối với Cuba trong hơn 5 thập kỷ qua là trái với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc quy định trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, gây ra nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân Cuba.

Chính sách này cũng đi ngược lại nguyện vọng của tất cả các quốc gia trên thế giới mong muốn xây dựng các quan hệ bình đẳng, không phân biệt hệ thống chính trị, đồng thời tôn trọng quyền của mỗi quốc gia trong việc tự lựa chọn con đường phát triển riêng cho mình, Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ.

Trước đó, tối 26/10 (theo giờ Hà Nội), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 71 đã họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết lên án lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba, với tỷ lệ phiếu áp đảo 191/193 phiếu thuận. Trong đó, Mỹ và Israel đã lần đầu tiên bỏ phiếu trắng, và không có nước nào bỏ phiếu chống đối với nghị quyết.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm căn cứ Torzhok hôm 27/3.

Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Putin khi nhắc đến việc một số nước NATO cam kết chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine trong thời gian tới.

Việc thông qua dự luật đánh dấu một bước quan trọng trong nỗ lực củng cố vị thế của Thái Lan.

Hạ viện Thái Lan ngày 27/3 đã thông qua dự luật Hôn nhân đồng giới sau phiên thảo luận cuối cùng, đánh dấu bước ngoặt đưa Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Ngày 27-3, Đại sứ từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận gia hạn nhập khẩu thực phẩm miễn thuế từ Ukraine, với “cách tiếp cận cân bằng giữa hỗ trợ Ukraine và bảo vệ thị trường nông sản EU”, Reuters dẫn nguồn tin từ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU cho biết.

Ngày 28-3 (giờ Việt Nam), hãng tin Reuters dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, một nhóm chuyên trách sẽ họp để đánh giá vụ sập cầu và tìm cách nối lại hoạt động cảng tại Baltimore (bang Maryland).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục