Ấn Độ làm cầu dài nhất để bảo vệ vùng biên với Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/5/2017 | 2:07:13 PM

Hôm nay, 26-5, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi dự lễ khánh thành cây cầu dài nhất nước này, một hạ tầng quan trọng giúp Ấn Độ tăng cường an ninh biên giới.

Chiếc cầu dài nhất của Ấn Độ Dhola Sadiya, bắc qua sông Brahmaputra tại bang Assam.
Chiếc cầu dài nhất của Ấn Độ Dhola Sadiya, bắc qua sông Brahmaputra tại bang Assam.

Theo báo điện tử Live Mint (Ấn Độ), cầu Dhola-Sadiya khánh thành ngày 26-5 sẽ là cây cầu dài nhất Ấn Độ với chiều dài 9,2 km, bắc qua sông Brahmaputra tại bang Assam.

Nó sẽ đảm bảo việc vận chuyển binh sĩ và khí tài thông suốt, nhanh chóng tới bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.

Bang Arunachal Pradesh là vùng sâu xa nhất của Ấn Độ, cũng là điểm nóng trong tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc nhiều thập kỷ qua khi Trung Quốc gọi đây là vùng Nam Tây Tạng và đòi Ấn Độ trả lại họ.

Với việc hoàn thành cây cầu, giới chuyên gia đánh giá đây là cột mốc đáng kể trong việc thay đổi tư duy chiến lược quốc phòng của Ấn Độ, liên quan tới việc phát triển hạ tầng ở khu vực biên giới với Trung Quốc.

Trong hơn 5 thập kỷ, Ấn Độ đã không có bất cứ đầu tư nào cho các tuyến đường chạy dọc theo 4.056 km biên giới giữa nước này với Trung Quốc. Lý do rất đơn giản: New Delhi không muốn tạo điều kiện di chuyển dễ dàng trong trường hợp Bắc Kinh muốn tái diễn sự kiện như cuộc chiến tranh biên giới 1962 và xâm phạm lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên có thể thấy Thủ tướng Narendra Modi đang cố gắng thay đổi tất cả những chuyện đó. Hôm nay, ông sẽ có mặt dự lễ khánh thành cầu Dhola-Sadiya.

Chuyên gia phân tích quốc phòng độc lập kiêm cựu đại tá quân đội Ấn Độ K. V. Kuber nhận định: "Chiếc cầu nối Assam với bang Arunachal Pradesh là sự thay đổi chiến lược rất lớn trong tư duy tổ chức quốc phòng của Ấn Độ về vấn đề phát triển hạ tầng ở khu vực biên giới với Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng mới sẽ giúp quân đội Ấn Độ có thể sẵn sàng ứng phó với những sự cố từ phía Trung Quốc".

Cầu Dhola-Sadiya chỉ là một trong số nhiều dự án phát triển hạ tầng mà chính quyền New Delhi nỗ lực xúc tiến đẩy nhanh kể từ khi ông Modi lên nắm quyền ba năm trước.

(Theo TTO)

Các tin khác
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh tư liệu

Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý hàng ngàn tấn rác thải nhựa mỗi ngày.

Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) sẽ cấm đồ bằng nhựa dùng một lần tại các nhà hàng từ ngày 22/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục