Hội đồng Bảo an lên án gay gắt vụ Triều Tiên thử tên lửa

  • Cập nhật: Thứ bảy, 16/9/2017 | 3:30:53 PM

15 nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã ra tuyên bố chung kịch liệt lên án hành động "khiêu khích nghiêm trọng" của Triều Tiên.

Đại sứ Etiopia tại Liên Hợp QuốcTekeda Alemu nói: "Hội đồng Bảo an nhấn mạnh rằng, tất cả các quốc gia thành viên phải thực hiện đầy đủ, toàn diện và ngay lập tức tất cả các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, đặc biệt là nghị quyết 2375.

Hội đồng Bảo an cũng đề cập đến tầm quan trọng sống còn của việc Triều Tiên ngay lập tức cam kết thực hiện phi hạt nhân thông qua hành động cụ thể và giảm bớt căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an nhắc lại lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á và nhấn mạnh cam kết về một giải pháp hòa bình, ngoại giao và chính trị cho tình hình hiện tại.

Hội đồng Bảo an đồng thời hoan nghênh những nỗ lực của các thành viên Hội đồng cũng như các quốc gia khác nhằm tạo thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và toàn diện thông qua đối thoại”.

Mặc dù tuyên bố chung không đưa ra lời kêu gọi tăng cường trừng phạt Triều Tiên nhưng Đại sứ Anh tại Liên Hợp Quốc Matthew Rycroft cảnh báo Hội đồng Bảo an luôn có thể áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên. Tuy nhiên, vấn đề này không được xem xét.

Ông Rycroft cũng kêu gọi các quốc gia thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên, nhất là những biện pháp có ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với Triều Tiên.

Còn Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia nhấn mạnh, Triều Tiên và các quốc gia khác cần phải chấm dứt những lời đe dọa lẫn nhau và can dự vào những cuộc đàm phán có ý nghĩa.

Ông Nebenzia cho biết, Nga sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt được đưa ra trong nghị quyết mới đây nhất của Liên Hợp Quốc, song nhấn mạnh nghị quyết này còn bao gồm cả những bước đi chính trị mà Mỹ cùng các quốc gia khác cần phải xúc tiến.

"Các đồng nghiệp Mỹ nói rằng, Nga và Trung Quốc nên nhanh chóng thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên được quy định trong Nghị quyết 2375. Là thành viên của Cộng đồng quốc tế, chúng tôi có trách nhiệm thực hiện các lệnh trừng phạt mà Hội đồng Bảo an đã áp đặt.

Tuy nhiên, nghị quyết của  Hội đồng Bảo an cũng đưa ra các giải pháp chính trị để giải quyết cuộc khủng hoảng. Do đó, chúng  tôi kêu gọi Mỹ và các nước khác cần phải đưa ra các giải pháp chính trị và ngoại giao.

Nếu không tiến hành các giải pháp chính trị và ngoại giao quy định trong nghị quyết, thì chúng tôi cũng xem như là không tuân thủ nghị quyết hay không thực hiện đầy đủ nghị quyết”, ông Nebenzia nói.

Liên quan đến tình hình Triều Tiên, trong cuộc điện đàm ngày hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron cũng đã lên tiếng chỉ trích vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Điện Kremlin cho biết hai nhà lãnh đạo Nga và Pháp đã nhất trí rằng việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với Triều Tiên là giải pháp duy nhất để giải quyết những căng thẳng liên quan tới chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Putin và Macron đều  khẳng định không thể để căng thẳng leo thang, và cuộc khủng hoảng này cần được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và chính trị, đồng thời cũng cảnh báo tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới hậu quả không thể bù đắp được.

Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini ngày 15/9 cũng đã lên án vụ thử tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên, coi đây là hành động "khiêu khích trắng trợn", đồng thời cam kết gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên.

Bà Mogherini cho biết, Liên minh châu Âu sẽ thực thi các biện pháp trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc nhằm vào các cá nhân và tổ chức của Triều Tiên, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực để mở rộng các lệnh trừng phạt riêng của khối này đối với Triều Tiên.

Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, Anh  rất phẫn nộ trước vụ phóng tên lửa của Triều Tiên và sẽ tiếp tục gây sức ép để Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Triều Tiên.

Trước đó, rạng sáng 15/9, Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo bay qua phía Bắc Nhật Bản, sau đó rơi xuống Thái Bình Dương. Tên lửa này đã bay được một quãng đường dài chưa từng có tiền lệ, đủ để vươn tới Guam, lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương.

(Theo VOV)

Các tin khác
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Các bể chứa nước thải đã qua xử lý tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở tỉnh Fukushima, Nhật Bản ngày 24/8/2023. Ảnh tư liệu

Ngày 19/4, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) của Nhật Bản thông báo bắt đầu đợt xả thứ 5 lượng nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Hong Kong (Trung Quốc) phải vật lộn với việc xử lý hàng ngàn tấn rác thải nhựa mỗi ngày.

Chính quyền Hong Kong (Trung Quốc) sẽ cấm đồ bằng nhựa dùng một lần tại các nhà hàng từ ngày 22/4/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục