Mỹ vừa rút lui, Nga lập tức ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 21/6/2018 | 8:37:53 AM

Ngay sau khi Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Nga đã ứng cử vị trí thành viên cơ quan này nhiệm kỳ 2021-2023.

Quang cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.
Quang cảnh Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ.

Ngày 20-6, phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc đã xác nhận thông tin này. Thư ký thứ nhất phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Fedor Strzhizhovskiy nêu rõ: "Nga sẽ duy trì hoạt động hiệu quả trong Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc để duy trì đối thoại cân bằng và hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền. Vì mục đích này, Nga đã ứng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023”. 

Bên cạnh đó, hãng Sputnik (Nga) đưa tin, phái đoàn thường trực của Nga tại Liên hợp quốc đánh giá rằng việc Mỹ cáo buộc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc bị chính trị hóa dường như là "hành động nhạo báng”.

Phái đoàn thường trực của Nga nhận xét: "Dường như Mỹ muốn biến Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thành công cụ quảng bá lợi ích của Washington, đồng thời trừng trị những quốc gia khác. Trong trường hợp này, Mỹ cố tình buộc tội toàn bộ thế giới chính trị hóa Hội đồng Nhân quyền”.

Phái đoàn thường trực của Nga nhấn mạnh rằng, mặc dù Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc vẫn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện, nhưng đây là nền tảng quốc tế then chốt cho hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền.

Quan chức Nga cũng bày tỏ hy vọng cơ quan này sẽ hạn chế việc áp đặt các tiêu chuẩn kép và ít bị chính trị hóa hơn, đồng thời khẳng định hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sẽ không bị ảnh hưởng vì sự ra đi của Mỹ.

Kênh CNN cho biết, vào ngày 19-6, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley tuyên bố, Washington chính thức rút khởi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Tuyên bố này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Cao ủy Liên hợp quốc về Nhân quyền chỉ trích Mỹ đã chia rẽ những em nhỏ nhập cư khỏi cha mẹ ở biên giới Mỹ - Mexico.

Bà Haley cho biết: "Tôi muốn làm rõ rằng bước đi này không đồng nghĩa với việc rút khỏi cam kết về nhân quyền”. Bà Haley còn đánh giá rằng, đã xuất hiện định kiến với Israel tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ), với 47 quốc gia thành viên.
 
(Theo HNMO)

Các tin khác
Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục