16 nước EU tham dự hội nghị thượng đỉnh không chính thức về khủng hoảng di cư

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/6/2018 | 9:29:35 AM

Các nhà lãnh đạo của 16 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bày tỏ quan tâm đến việc tham gia một hội nghị thượng đỉnh về cuộc khủng hoảng di cư tại Brussels vào ngày 24/6 tới nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề đang gây chia rẽ sâu sắc hiện nay tại châu Âu .

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker đã kêu gọi tổ chức hội nghị này trong bối cảnh xuất hiện những chia rẽ mới trong châu Âu về việc bên nào sẽ phải chịu trách nhiệm với những người di cư trước tiên khi mà các quốc gia tuyến đầu như Italy và Hy Lạp đều cho rằng các thành viên khác của EU cần chia sẻ gánh nặng nhiều hơn.
 
Người phát ngôn EC Alexander Winterstein cho biết hiện số các quốc gia "đánh tín hiệu" tham gia hội nghị đã tăng lên 16 nước so với 8 nước đăng ký tham gia ngay từ khi lời kêu gọi của ông Juncker được đưa ra.

Trước đó, hồi đầu tuần này, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez và Thủ tướng Malta Joseph Muscat đã xác nhận tham dự. Ngoài ra các nguồn tin châu Âu cho biết Italy, Hy Lạp, Áo và Bulgaria cũng sẽ có mặt. Các lãnh đạo của 4 nước từ chối tiếp nhận người di cư là Hungary, Ba Lan, CH Séc và Slovakia sẽ không tham dự.

Đây là hội nghị thượng đỉnh không chính thức trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU sẽ diễn ra vào ngày 28 - 29/6 tới để đánh giá lại hệ thống tiếp nhận tị nạn của châu Âu vốn đang chịu nhiều áp lực kể từ khi cuộc khủng hoảng di cư nổ ra từ năm 2015. Hội nghị hoan nghênh mọi quốc gia thành viên nhưng không mang tính chất bắt buộc.

Tại hội nghị này, các bên sẽ không đưa ra quyết định nào và cũng không có họp báo sau đó nhưng các lãnh đạo có thể tự do đưa ra bình luận sau hội nghị.

Theo thông báo sơ bộ, hội nghị sẽ tập trung thảo luận các biện pháp đẩy nhanh quy trình đưa người tị nạn trở về quốc gia có trách nhiệm xử lý các đơn xin tị nạn. Vấn đề này vốn đang gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ các quốc gia tuyến đầu của EU như Italy và Hy Lạp bởi theo nguyên tắc Dublin những quốc gia đầu tiên người tị nạn đặt chân tới sẽ phải chịu trách nhiệm xét duyệt đơn tị nạn.
 
(Theo Tin tức)

Các tin khác
Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết ông "kinh hoàng" trước báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể ở Gaza.

NEONSAT-1 được phóng lên từ sân bay vũ trụ của Công ty Rocket Lab ở Mahia (New Zealand).

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo Trái đất. Đây là một phần của dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh (tư liệu)

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục