Nhật Bản sẽ tái sử dụng nhiên liệu hạt nhân của các lò phản ứng cũ

  • Cập nhật: Thứ tư, 18/7/2018 | 4:17:01 PM

Ngày 18/7, Cơ quan Quản lý hạt nhân Nhật Bản đã lần đầu tiên "bật đèn xanh” cho kế hoạch lấy nhiên liệu từ lò phản ứng hạt nhân ngưng hoạt động để tái sử dụng cho các lò phản ứng đang vận hành.

Nhà máy điện hạt nhân Oi.
Nhà máy điện hạt nhân Oi.

Quyết định trên sẽ cho phép Công ty Điện lực Kansai, đơn vị vận hành nhà máy điện hạt nhân Oi tại tỉnh Fukui, miền Trung Nhật Bản, sử dụng một số bó nhiên liệu hạt nhân của các lò phản ứng số 1 và 2 cho các lò phản ứng số 3 và 4, vốn nối lại hoạt động trong mùa Xuân này.

Những thanh nhiên liệu trong các bó nhiên liệu tại nhà máy Oi có cùng kích thước và có thể thay thế lẫn nhau.

Công ty Kansai đã trữ một số bó nhiên liệu từ các lò phản ứng số 1 và 2 để vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Nhiên liệu trong một nhà máy điện hạt nhân thường được xem là sử dụng hết sau 3-5 năm được nạp vào.

Cụ thể, 216 bó nhiên liệu mới lẽ ra được dùng cho 2 lò phản ứng số 1 và 2 này sẽ được sử dụng cho hoạt động của các lò phản ứng số 3 và 4 của nhà máy Oi.

Bên cạnh đó, 264 trong tổng số 629 bó nhiên liệu hạt nhân của 2 lò phản ứng cũ có thể được tái sử dụng. Trong khi đó, 365 bó nhiên liệu còn lại dự kiến được chuyển đến nhà máy Rokkasho, Đông Bắc Nhật Bản, để chế biến lại.

Cơ quan Quản lý hạt nhân của Nhật Bản sẽ chính thức cấp phép cho kế hoạch trên của Kansai sau khi thu thập ý kiến từ Ủy ban Năng lượng nguyên tử nước này cũng như các bên liên quan khác.

Tháng Ba vừa qua, Công ty Kansai thông báo cho Chính phủ Nhật Bản kế hoạch loại bỏ 2 lò phản ứng lâu đời số 1 và 2 của nhà máy Oi. Với công suất 1.175 megawatt mỗi lò, các lò phản ứng này sẽ chính thức tròn 40 năm hoạt động vào năm 2019.

Đa số các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản vẫn đóng cửa kể từ sau thảm họa Fukushima, vụ khủng hoảng hạt nhân kinh hoàng nhất kể từ vụ nổ nhà máy Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter và sau đó là các đợt sóng thần cao 10m đã tàn phá một vùng rộng lớn Đông Bắc Nhật Bản, cướp đi sinh mạng của hơn 16.000 người và hàng nghìn người khác vẫn mất tích.

Thảm họa kép này đã làm hỏng hệ thống làm lạnh tại 4 lò phản ứng của nhà máy Fukushima, kéo theo cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử Nhật Bản.
 
(Theo TTXVN)

Các tin khác
Thủ tướng Anh Theresa May tới dự phiên điều trần tại Hạ viện Anh ở thủ đô London ngày 20/6.

Thủ tướng Anh Theresa May ngày 17/7 đã sít sao vượt qua một cuộc bỏ phiếu quan trọng tại Hạ viện liên quan đến vấn đề Brexit, trong bối cảnh bà đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do đảng Bảo thủ bị chia rẽ xung quanh chiến lược rời Liên minh châu Âu (EU), sự kiện được gọi là Brexit.

Ảnh minh họa.

Với số phiếu 318/285, Hạ viện Anh đã thông qua dự luật về thuế quan với EU, dự luật này còn chờ Thượng viện thông qua trước khi trở thành luật. Đây là dự luật được cho là Anh nhượng bộ EU.

Toàn cảnh Diễn đàn.

Sau ba ngày làm việc, Diễn đàn Sao Paulo lần thứ 24 đã bế mạc tại thủ đô La Habana, Cuba với tuyên bố của nhiều nguyên thủ các nước Mỹ Latinh và Caribe nhấn mạnh cam kết tiếp tục giương cao ngọn cờ cách mạng và tiến bộ và thúc đẩy tình đoàn kết giữa các lực lượng cánh tả tại khu vực và trên thế giới.

Ngày 17/7, Nhật Bản và Mỹ đã quyết định gia hạn thỏa thuận hạt nhân song phương, vốn được coi là nền tảng để Tokyo thúc đẩy một chính sách tái chế nhiên liệu hạt nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục