Ngày 15/10, Quốc hội Macedonia bắt đầu tranh luận và bỏ phiếu về đề xuất sửa đổi Hiến pháp của chính phủ liên quan tới việc đổi tên đất nước.
|
Thủ tướng Macedonia Zoran Zaev.
|
Đây được coi là thời điểm mang tính quyết định đối với Macedonia bởi nó sẽ mở đường cho quốc gia vùng Balkan này gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Từ lâu, Macedonia mong muốn được gia nhập hai tổ chức quan trọng là EU và NATO giống như nước láng giềng Albania vì mục tiêu duy trì an ninh và tạo dựng ổn định để phát triển. Nhưng tranh cãi lãnh thổ với Hy Lạp vốn có một tỉnh phía Bắc trùng tên với Macedonia đã buộc chính phủ của cựu Thủ tướng Nikola Gruevski từ bỏ kế hoạch hơn 10 năm trước đây và thay vào đó là một chiến lược cải cách cấp tiến, dẫn tới điều mà các nhà phân tích cho là sự xói mòn nền dân chủ và nguyên tắc pháp quyền cùng sự gia tăng nạn tham nhũng ở nhiều nơi.
Không giống như người tiền nhiệm, sau khi lên nắm quyền vào năm 2017, Thủ tướng Zoran Zaev cùng đảng Dân chủ xã hội của ông tin rằng, đã đến lúc phải phá vỡ thế bế tắc, đưa Macedonia trở lại qũy đạo cải cách và lấy lại niềm tin trong con mắt của các nhà đầu tư.
Sau nhiều nỗ lực đàm phán, ngày 17/6 vừa qua, Macedonia và nước láng giềng Hy Lạp đã đạt được thỏa thuận tại thị trấn Prespa của Hy Lạp về việc đổi tên nước của Macedonia thành Cộng hòa Bắc Macedonia. Thỏa thuận này, hay còn được gọi là thỏa thuận Prespa, được đánh giá mang tính lịch sử, bởi nó sẽ đặt dấu chấm hết đối với tranh cãi kéo dài gần ba thập kỷ với Hy Lạp, dọn đường cho Macedonia bước vào ngôi nhà chung của EU và NATO.
Chưa đầy một tháng sau, ngày 11/7, NATO đã chính thức đưa ra lời mời Macedonia tham gia các cuộc đàm phán gia nhập khối để trở thành thành viên thứ 30 của tổ chức này. NATO đồng thời hy vọng thỏa thuận Prespa sẽ được thông qua ở các cấp có thẩm quyền Macedonia. Tuy nhiên, thỏa thuận Prespa dù được Quốc hội Macedonia thông qua nhưng lại bị Tổng thống Gjorge Ivanov chối đặt bút ký, với lý do văn kiện này làm tổn hại chủ quyền quốc gia.
B.T
Lãnh đạo đảng Ôn hòa ở Thụy Điển, ông Ulf Kristersson, ngày 14/10 cho biết ông chưa thể tận dụng cơ hội đầu tiên để thành lập một chính phủ liên minh sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng trước, vốn đẩy quốc gia vùng Scandinavia này vào thế bế tắc chính trị do không đảng nào giành đa số quá bán để tự thành lập chính phủ.
Hai phía Liên minh châu Âu và Anh tạm ngưng các đàm phán về Brexit cho đến Thượng đỉnh EU vào giữa tuần này do bất đồng về vấn đề Bắc Ireland.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 14/10 đã tái cam kết thúc đẩy việc sửa đổi Hiến pháp của nước này nhằm tăng cường vai trò của lực lượng phòng vệ nước này trên trường quốc tế.
29 học sinh bị cuốn trôi, trong đó 11 thi thể đã được tìm thấy, sau khi lũ quét xóa sổ một phần trường nội trú ở Bắc Sumatra.