Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 23/10/2018 | 9:32:32 AM

Sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng dự án xây dựng cầu vượt biển nối 3 thành phố Hồng Kông, Chu Hải, Ma Cao sắp hoàn thiện và chính thức thông xe dự kiến trong ngày hôm nay (23/10).

  •  
    Mới đây, Trung Quốc tiết lộ cây cầu nối liền Hồng Kông với Ma Cao qua thành phố Chu Hải bắt đầu đi vào hoạt động vào ngày 24/10 tới đây.
  •  
    Trước hôm đó, Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình cùng với các quan chức hàng đầu của Hồng Kông và Ma Cao tham dự lễ khánh thành ở Chu Hải.
  •  
    Đây sẽ là cây cầu vượt biển dài nhất thế giới, tính đến thời điểm hiện tại: dài 55km, gấp 20 lần chiều dài cầu Cổng Vàng của San Francisco (Mỹ).
  •  
    Mất khoảng 420.000 tấn thép - lượng thép đủ để xây dựng 60 tháp Eiffel (Paris, Pháp).
  •  
    Tổng chi phí xây dựng lên đến 20 tỷ USD, cao hơn nhiều so với ước tính ban đầu là 15,3 tỷ USD.
  •  
    Cầu có thể chịu được động đất 8 độ Richter, siêu bão và các tàu chở hàng cỡ lớn.
  •  
    Một đường hầm dưới biển dài 6,7 km được kết nối bởi 2 hòn đảo nhân tạo, mỗi hòn đảo rộng 100.000 m2 và nằm trong vùng nước tương đối nông, nhằm giảm bớt phương tiện qua lại tuyến đường trên biển Pearl River Delta.
  •  
    Cây cầu bắt đầu được xây dựng năm 2011, đóng vai trò trọng điểm trong dự án phát triển vịnh Greater Bay Area, nhằm cạnh tranh với khu Vịnh San Francisco nổi tiếng về hai khía cạnh kinh tế cũng như tiến bộ công nghệ.
  •  
    Đây là khu vực nằm ở trung tâm phía nam Trung Quốc với dân số 68 triệu người và tổng diện tích lên đến 56.500 km2 bao gồm 11 thành phố, trong đó có Hồng Kông và Ma Cau.
  •  
    Nếu sử dụng cây cầu này, thời gian di chuyển giữa 3 thành phố Hồng Kông, Chu Hải và Macau sẽ được rút ngắn lại, chỉ còn khoảng 30 phút thay vì mất 3 giờ lái xe như hiện tại.
  •  
    Người đi bộ và người đi xe đạp sẽ không được phép đi qua siêu cầu. Những chủ xe tư nhân ở Hồng Kông muốn lưu thông trên tuyến đường này phải có giấy phép đặc biệt.
  •  
    Mọi người sẽ phải đỗ xe tại cảng Hồng Kông, sau đó chuyển sang đi xe thuê hoặc xe buýt đưa đón, giá một chuyến từ 8-10 USD, phụ thuộc vào thời gian trong ngày.
  •  
    Theo dự kiến, siêu cầu này được đưa vào sử dụng năm 2016 nhưng bị hoãn lại 2 năm.
  •  
    Cũng chính vì thế mà dự án vấp phải nhiều chỉ trích gay gắt từ dư luận trong quá trình xây dựng, đặc biệt là người dân Hồng Kông.
  •  
    Nhiều ý kiến cho rằng, Hồng Kông đã lãng phí một số tiền khổng lồ, khoảng 9 tỷ USD cho công trình này, trong khi đó, thành phố đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở công cộng và nạn nghèo đói hoành hành.
  •  
    Hơn nữa, nhu cầu đi lại cây cầu này của người dân không cao, họ lo ngại thành phố sẽ sớm bị quá tải với số du khách đến từ đại lục.
  •  
    Theo khảo sát năm 2016, tổng số lượt khách đến Hồng Kông lên đến 56,7 triệu trong khi một quốc gia lớn như Anh chỉ đón nhận 37,6 triệu lượt khách du lịch.
  •  
    Chưa kể, dự án đã lấy đi bao mồ hôi, xương máu công nhân: 7 người thiệt mạng và hơn 275 người bị thương khi tham gia xây dựng siêu cầu.
  •  
    Cá heo sinh sống tại đồng bằng Châu Giang, Trung Quốc, đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
  •  
    Để đáp ứng các lo ngại về môi trường biển trong quá trình thi công cầu, chính quyền Hồng Kông đã nỗ lực cải tạo đất đai, xây dựng thêm công viên hải dương để bảo vệ cá heo và các loài sinh vật biển khác, nhưng một số chuyên gia cho rằng điều này có thể là quá muộn để giảm tác động của công trình đã được thực hiện.
    (Theo thegioitiepthi)

    Các tin khác
    Đương kim Tổng thống Paul Biya - thủ lĩnh Phong trào Dân chủ Cameroon cầm quyền  giành chiến thắng vang dội, tái đắc cử nhiệm kỳ mới.

    Ngày 22/10, Hội đồng Hiến pháp Cameroon đã công bố kết quả kiểm phiếu cuộc bầu cử tổng thống diễn ra ngày 7/10, theo đó xác nhận đương kim Tổng thống Paul Biya - thủ lĩnh Phong trào Dân chủ Cameroon cầm quyền - đã giành chiến thắng vang dội, tái đắc cử nhiệm kỳ mới.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-10 đã ký sắc lệnh cho phép Nga trừng phạt các công ty và thực thể Ukraine để đáp trả việc Kiev áp lệnh trừng phạt lên Moscow.

    Trong một bài giảng tại Đại học Nagasaki năm 2009, nhà hóa học đoạt giải Nobel Osamu Shimomura, giáo sư danh dự tại Đại học Boston, đã chứng minh một thí nghiệm sử dụng protein huỳnh quang xanh đậm mà ông đã khám phá từ nhiều loại sứa.

    Nhà sinh vật học biển sinh ra ở Nhật Bản Osamu Shimomura, người từng được trao giải thưởng Nobel Hóa học đã qua đời ở tuổi 90.

    Người dân Anh tuần hành kêu gọi Thủ tướng Anh suy nghĩ việc ở lại EU.

    Đây là tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Anh Theresa May và dự kiến sẽ được công bố tại phiên họp Quốc hội ngày 22/10.

    Xem các tin đã đưa ngày:
    Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục