Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại APEC

  • Cập nhật: Thứ năm, 15/11/2018 | 1:45:32 PM

Ngày 15-11, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea.

Kyodo dẫn nguồn tin các đại biểu tham dự hội nghị cho biết, các bộ trưởng sẽ thảo luận các biện pháp nhằm mở cửa hơn nữa thị trường và hội nhập kinh tế khu vực trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

Các bộ trưởng cũng sẽ xem xét các biện pháp nhằm hiện thực hóa thỏa thuận Khu vực tự do thương mại châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP) chiếm khoảng 1/2 thương mại toàn cầu và 60% kinh tế thế giới.

FTAAP sẽ dựa trên cơ sở Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

CPTPP gồm 11 nước thành viên và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30-12 tới, trong khi RCEP có 16 nước tham gia và đang tiến hành đàm phán để ký kết hiệp định. Mỹ không tham gia cả hai hiệp định trên.

Hội nghị này mở đường cho Hội nghị Cấp cao APEC dự kiến diễn ra từ ngày 17-18/11 tại Papua New Guinea với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các nền kinh tế thành viên, trong đó có Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Australia Scott Morrison, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị.

APEC gồm 21 nền kinh tế thành viên, trong đó có 11 nước thành viên CPTPP (Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam), ngoài ra có Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Indonesia, Papua New Guinea, Philippines, Nga, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và Thái Lan.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục