Vụ nhà báo bị sát hại: Mỹ trừng phạt 17 quan chức Saudi Arabia

  • Cập nhật: Thứ sáu, 16/11/2018 | 1:53:54 PM

Các lệnh trừng phạt không nhắm đến chính phủ Saudi Arabia - một đồng minh an ninh và kinh tế quan trọng của Mỹ.

Bộ Tài chính Mỹ ngày 15-11 áp trừng phạt kinh tế lên 17 quan chức Saudi Arabia vì có vai trò trong vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát tại lãnh sự quán Saudi Arabia ở Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) gần một tháng rưỡi trước. Đây là phản ứng cứng rắn đầu tiên của chính phủ Tổng thống Trump với Saudi Arabia.

"Các cá nhân giết dã man một nhà báo sống và làm việc ở Mỹ phải chịu hậu quả về hành động của họ” - Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin nói ngày 15-11. Nhà báo Khashoggi là thường trú nhân ở Mỹ, là một cây bút của Washington Post.

Theo trừng phạt, các cá nhân này bị hạn chế tiếp cận hệ thống tài chính Mỹ và bị phong tỏa tài sản ở Mỹ.

Trong số các quan chức bị trừng phạt có Tổng lãnh sự Saudi Arabia tại Thổ Nhĩ Kỳ Mohammad al-Otaibi. Nhân vật thứ hai là ông Saud al-Qahtani, vốn là trợ lý hàng đầu của Thái tử Mohammed bin Salman nhưng đã bị sa thải tháng trước. Theo đoạn băng ghi âm mà các nhà điều tra Thổ Nhĩ Kỳ có được, ông al-Qahtani được cho là nhân vật đã chỉ đạo 15 sát thủ ra tay sát hại nhà báo Khashoggi thông qua kết nối Skype. Ngoài ra còn có 15 sát thủ giết nhà báo Khashoggi.
 
Reuters nhận định bước đi này khá bất thường vì Mỹ hiếm khi trừng phạt các quan chức Saudi Arabia. Mỹ thậm chí còn không trừng phạt các quan chức Saudi Arabia sau vụ khủng bố 11-9-2001 trong khi 15/19 không tặc là người Saudi Arabia. Điều tra của chính phủ Mỹ nói không có chứng cứ cho thấy Saudi Arabia trực tiếp ủng hộ tổ chức khủng bố al-Qaeda, thủ phạm thực hiện vụ khủng bố. Tuy nhiên, ủy ban thực hiện trừng phạt này để mở khả năng có thể có cá nhân quan chức Saudi Arabia liên quan.

Canada - nước đầu năm nay có bất đồng ngoại giao lớn với Saudi Arabia - đã hoan nghênh động thái trừng phạt của Mỹ và cho biết đang cân nhắc trừng phạt tương tự.

Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ cho rằng trừng phạt không đủ cứng rắn, khi các lệnh trừng phạt không nhắm đến chính phủ Saudi Arabia - một đồng minh an ninh và kinh tế quan trọng của Mỹ. Đặc biệt khi lệnh trừng phạt không đụng chạm gì tới Thái tử Salman - người từng bị nhà báo Khashoggi chỉ trích mạnh và được cho là có vai trò trong vụ sát hại nhà báo này. 

Cuối ngày 15-11, thượng nghị sĩ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đề xuất lên Thượng viện một dự luật ngưng bán vũ khí sang Saudi Arabia như một cách trừng phạt liên quan cái chết của nhà báo Khashoggi và cả vai trò trong cuộc nội chiến Yemen.
(Theo PLO)

Các tin khác
Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Phối cảnh thủ đô mới của Indonesia tại Nusantara.

Ngày 24-4, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố sẽ nỗ lực vì lợi ích của mọi người dân Indonesia và kêu gọi tinh thần đoàn kết chung để đưa đất nước tiến lên.

Quang cảnh một phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tại New York, Mỹ ngày 29/11/2023.

Dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về việc không triển khai vũ khí trong không gian vũ trụ nhận được 13 phiếu thuận, trong khi Nga phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Tổng thống Joe Biden mới đây đã ký ban hành gói viện trợ quân sự nước ngoài, bao gồm 61 tỷ USD hỗ trợ Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục