Công bố giải mã hộp đen máy bay Lion Air bị rơi: Phi công vật lộn để kiểm soát

  • Cập nhật: Thứ tư, 28/11/2018 | 2:35:04 PM

Dữ liệu hộp đen máy bay Boeing 737 MAX8 mang số hiệu JT 610 của hãng hàng không Indonesia Lion Air rơi ngày 29/10 vừa được công bố.

Một máy bay của hãng hàng không Lion Air.
Một máy bay của hãng hàng không Lion Air.

Theo thông tin vừa công bố ngày 28/11, dữ liệu hộp đen của máy bay mang số hiệu JT 610 chở 189 người rơi xuống biển Java, Indonesia, tháng trước cho thấy, các phi công đã phải vật lộn với máy móc ngay từ lúc chiếc Boeing 737 này cất cánh bởi mũi máy bay liên tục chúc xuống do lỗi của thiết bị cảm ứng.

Thông tin từ hộp đen của máy bay được công bố trong một báo cáo sơ bộ do các điều tra viên của Indonesia công bố. Theo báo cáo này, các phi công đã tìm cách nâng mũi của máy bay lên khoảng 20 lần chỉ trong 11 phút bay trước khi hoàn toàn mất kiểm soát và lao xuống biển.

"Các phi công đã vật lộn liên tục cho đến phút cuối cùng của chuyến bay” – ông Nurcahyo Utomo, người đứng đầu một tiểu ban về tai nạn hàng không của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia cho biết.

Dữ liệu này củng cố giả thiết rằng, các cảm biến đã gửi thông tin sai lệch cho hệ thống máy tính trên chiếc Boeing 737, vốn để ngăn chặn việc mũi máy bay hướng lên quá cao và bị dừng đột ngột, khiến cho chiếc máy bay chúc xuống.

Sau vụ tai nạn máy bay Lion Air, nhiều phi công của Boeing đã bày tỏ quan ngại về việc họ không được thông tin đầy đủ về hệ thống mới ở trên và không biết họ sẽ phải xử lý như thế nào nếu tình huống khẩn cấp tương tự xảy ra.

* Ngày 28/11, Ủy ban An toàn giao thông Indonesia (KNKT) khuyến cáo hãng hàng không Lion Air phải cải thiện công tác bảo đảm an toàn, sau vụ chiếc máy bay Boeing 737 của hãng này rơi xuống biển tháng trước khiến toàn bộ phi hành đoàn và hành khách trên máy bay thiệt mạng. 

Khuyến cáo được đưa ra trước khi KNKT công bố báo cáo sơ bộ đầu tiên kể từ khi xảy ra vụ rơi máy bay hôm 29/10 vừa qua. Theo KNKT, chiếc máy bay Boeing 737 nói trên lẽ ra không được bay vì đã phát hiện trục trặc kỹ thuật trước khi thực hiện chuyến bay gặp nạn. 

Người đứng đầu KNKT Nurcahyo Utomo nêu rõ trong chuyến bay từ Denpasar tới thủ đô Jakarta, máy bay đã gặp trục trặc kỹ thuật, song phi công vẫn tiếp tục thực hiện hành trình. 

Các nhà điều tra khẳng định Lion Air đã cố cho chiếc máy bay này hoạt động, mặc dù chưa khắc phục được lỗi kỹ thuật với đồng hồ đo vận tốc không khí đã phát hiện vài ngày trước khi xảy vụ tai nạn.

KNKT nhấn mạnh Lion Air phải đảm bảo rằng phi công có thể đưa ra quyết định đúng đắn về tiếp tục chuyến bay. Ngoài ra, phải đảm bảo toàn bộ hồ sơ sửa chữa máy bay phải được cập nhật và lưu giữ đầy đủ.

Theo dự thảo báo cáo sơ bộ, dữ liệu hộp đen cho thấy phi công đã cố gắng kiểm soát máy bay khi hệ thống an toàn tự động không ngừng đẩy máy bay chúc đầu xuống. Các nhà điều tra đang tập trung xác định xem nguyên nhân hiện tượng này có phải do thông tin sai lệch từ thiết bị cảm biến hay không.

Ngày 29/10, chiếc máy bay Boeing 737-MAX 8 của hãng hàng không giá rẻ Lion Air thực hiện chuyến bay số hiệu JT 610, chở 189 người trên chuyến bay nội địa từ thủ đô Jakarta đến Pangkal Pinang, đã mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu chỉ 13 phút sau khi cất cánh.

Các dữ liệu cho thấy máy bay đã lao xuống biển từ độ cao hơn 1.000m, với vận tốc 640km/h. Bộ phận đo vận tốc không khí của máy bay đã gặp trục trặc trong bốn chuyến bay gần đây, bao gồm chuyến bay cuối cùng khiến toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

(Theo VOV)

Các tin khác
Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết ông "kinh hoàng" trước báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể ở Gaza.

NEONSAT-1 được phóng lên từ sân bay vũ trụ của Công ty Rocket Lab ở Mahia (New Zealand).

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo Trái đất. Đây là một phần của dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh (tư liệu)

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục