Thủ tướng Prayut đứng đầu danh sách khảo sát bầu cử Thái-lan

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/1/2019 | 10:06:59 AM

Theo một khảo sát do Viện Quản lý phát triển Quốc gia Thái-lan (Nida Poll) thực hiện, Tướng Prayut Chan-o-cha vẫn là lựa chọn phổ biến nhất cho chức vụ Thủ tướng Thái-lan trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới, tiếp theo là chính trị gia Khunying Sudarat Keyuraphan của đảng Pheu Thai. Tuy vậy, đảng Pheu Thai lại chiếm phần đa số trong danh sách khảo sát của Nida Poll.

Thủ tướng Thái-lan, Prayut Chan-o-cha.
Thủ tướng Thái-lan, Prayut Chan-o-cha.

Đây là cuộc thăm dò thứ sáu được Nida Poll thực hiện, nhằm xếp hạng các lựa chọn của người dân cho chức vụ Thủ tướng, được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 2 đến 15-1 đối với 2.500 người, có độ tuổi từ 18 trở lên ở nhiều cấp độ giáo dục và ngành nghề khác nhau trên cả nước.

Theo khảo sát, Thủ tướng Prayut đứng đầu với 26,2% bình chọn; Khunying Sudarat, Trưởng ban Chiến lược bầu cử của đảng Pheu Thai, chiếm 22,4%; Abhisit Vejjajiva, lãnh đạo đảng Dân chủ với 11,56%; Thanathorn Juangroongruangkij, lãnh đạo đảng Future Forward với 9,6%; Pol Gen Sereepisuth Temiyavej, lãnh đạo Đảng Seri Ruam Thai với 7,32%: Chadchart Sittipunt của đảng Pheu Thai 7,28%; cựu Thủ tướng Chuan Leekpai của đảng Dân chủ nhận được 3,28% bình chọn; Viroj Pao-in, lãnh đạo đảng Pheu Thai 2,32%; Anuthin Chanvirakul, lãnh đạo đảng Bhumjaithai 1,20%; và Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam 0,72%.

Cũng theo cuộc thăm dò, khi được yêu cầu nêu tên 10 đảng hàng đầu mà người dân muốn lãnh đạo đất nước thì đảng Pheu Thai đứng đầu với 32,72% bình chọn, tiếp theo là đảng Palang Pracharath với 24,16%, đảng Dân chủ đứng thứ ba với 14,92%, tiếp theo là đảng Future Forward với 11%...

Những người tham gia khảo sát còn được hỏi liệu họ thích các đảng cũ hay đảng mới lãnh đạo chính phủ tiếp theo, 59,72% người được hỏi cho biết họ muốn thành lập các đảng mới, trong khi 39,04% cho biết họ muốn giữ các đảng cũ và 1,24% không chắc hoặc không có bình luận về việc này.

Liên quan cuộc Tổng tuyển cử Thái-lan, mới đây, Ủy ban bầu cử Thái-lan (EC) đề xuất sẽ ấn định ngày 10-3 là ngày bầu cử. Tuy nhiên đề xuất này có thể không thành hiện thực khi Chính phủ nước này đề nghị nên tổ chức vào ngày 24-3.

Hôm thứ năm, Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam cho biết, ngày 24-3 sẽ là ngày thích hợp nhất diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, do những ngày dự kiến trước đó như ngày 3, 10, 17-3 không đủ thời gian cho hoạt động vận động tranh cử.

Theo Hiến pháp Thái-lan, cuộc Tổng tuyển cử phải được hoàn thành trong vòng 150 ngày kể từ khi luật hữu cơ điều chỉnh việc bầu các nghị sĩ có hiệu lực, diễn ra vào ngày 11-12 hoặc đến ngày 9-5.

"Nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào ngày 24-3, sẽ có 45 - 47 ngày để EC xác nhận kết quả thăm dò dựa trên thời hạn ngày 9-5 và điều này sẽ không trùng lặp với bất kỳ nghi lễ Hoàng gia nào", ông Wissanu cho biết.

Phó Thủ tướng Thái-lan Wissanu cũng đề cập một điều khoản Hiến pháp đòi hỏi EC phải "hoàn thành" cuộc bầu cử trong vòng 150 ngày kể từ khi luật bầu cử các nghị sĩ có hiệu lực. Một cuộc tranh luận đang nổ ra về việc thuật ngữ "hoàn thành", có nghĩa là khi "tất cả các lá phiếu được bỏ" hay khi "tất cả các kết quả được công bố".

Hôm thứ tư, Tổng Thư ký EC, Jarungvith Phumma cho biết, trong khi ngày bầu cử vẫn chưa được ấn định, các ủy viên bầu cử đã đồng ý là việc chứng thực kết quả nên được thực hiện trước hạn chót ngày 9-5 để tránh nguy cơ vi phạm điều lệ, điều này có thể vô hiệu hóa cuộc bầu cử.

Theo các nhà quan sát, nếu EC cho rằng thời hạn 150 ngày không bao gồm xác nhận kết quả thăm dò ý kiến, ngày bầu cử có thể sẽ được ấn định vào ngày 10-3. Theo luật, EC sẽ có nghĩa vụ xác nhận kết quả trong vòng 60 ngày sau ngày bầu cử.

Ở Thái-lan, các cuộc bầu cử luôn được tổ chức vào chủ nhật. EC có thể tổ chức cuộc bầu cử sớm hơn ngày 10-3, chẳng hạn như vào chủ nhật, ngày 3-3, nhưng nếu chọn vào ngày này, thời hạn công bố kết quả thăm dò ý kiến sẽ rơi vào ngày 2-5, quá gần với Lễ đăng quang của Nhà vua sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6-5, một số nhà quan sát lập luận. Do đó, ngày thích hợp nhất cho cuộc bầu cử dựa trên suy nghĩ của EC là ngày 10-3, các nhà quan sát cho biết.

Tuy nhiên, các học giả lưu ý, nếu cuộc thăm dò được tổ chức vào ngày 24-3, EC sẽ có ít hơn 60 ngày để xác nhận ít nhất 95% kết quả cuộc thăm dò. Theo Hiến pháp, Quốc hội sẽ triệu tập trong vòng 15 ngày với ít nhất 95% kết quả thăm dò được công bố.

Theo Jade Donavanik, Trưởng khoa Luật của Đại học Luật châu Á cho biết, EC sẽ chỉ có 47 ngày để xác nhận kết quả dựa trên kết quả thăm dò ngày 24-3. Trước vấn đề này, EC có thể có ít thời gian để điều tra các trường hợp vi phạm Luật Bầu cử và cấp thẻ vàng hoặc đỏ cho các ứng cử viên và người chiến thắng trong cuộc bầu cử do vi phạm các quy định. Ông cũng đề nghị, EC tìm kiếm phán quyết của Tòa án Hiến pháp về việc khung thời gian 150 ngày chỉ đề cập quá trình bỏ phiếu hay nếu bao gồm cả sự chứng thực của kết quả thăm dò ý kiến.

(Theo NDĐT)

Các tin khác
Triều Tiên tiến hành vụ thử

Hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) ngày 20-4 cho biết Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm đầu đạn tên lửa hành trình và phóng thử tên lửa phòng không mới ở vùng biển phía Tây nước này hôm 19-4.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các thiết bị quân sự tham gia lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng 9/5 hiện đang trên đường tới Mátxcơva.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un.

Triều Tiên phát hành bài hát mới ca ngợi Chủ tịch Kim Jong Un là một "người cha gần gũi" và "nhà lãnh đạo vĩ đại".

Isfahan được biết đến với căn cứ không quân quân sự rộng lớn và các địa điểm quan trọng đối với chương trình hạt nhân của Iran.

Hãng ABC News dẫn lời một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, vào sáng sớm 19/4 (theo giờ địa phương), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục