Liên minh châu Âu áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nông sản sau Brexit

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/1/2019 | 10:32:09 AM

Liên minh châu Âu (EU) ngày 28/1 đã thông qua hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm nông sản nhập khẩu từ các nước thứ 3 sau khi Anh rời khỏi khối thị trường chung, còn gọi là Brexit.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong danh mục dài 51 trang, EU liệt kê một loạt sản phẩm sẽ được áp dụng hạn ngạch thuế quan mới sau Brexit, trong đó có 11.500 tấn thịt bò nhập khẩu từ Mỹ và Canada mà 27 nước EU còn lại (EU27) sẽ nhập khẩu 99,8%, và gần 230.000 tấn thịt cừu của New Zealand sẽ được phân chia theo tỷ lệ 50-50.

Đối với những sản phẩm mà hạn ngạch của EU là 100%, như phomát cheddar nhập khẩu từ Australia và tỏi của Argentina, những sản phẩm này có thể sẽ không được miễn thuế nhập khẩu vào Anh.

Sự phân chia hạn ngạch cũng bao gồm các sản phẩm như cá, gỗ và một số kim loại, được tính toán dựa trên dòng chảy thương mại thực tế trong giai đoạn 2013-2015.

EU nhấn mạnh hạn ngạch mới có thể sẽ được áp dụng trước khi EU và Anh kết thúc các cuộc đàm phán về Brexit.

EU sẽ cần phải đàm phán với các đối tác trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về từng hạn ngạch thuế quan sau khi Anh rời khỏi "mái nhà chung."

Các cuộc đàm phán này được dự báo sẽ không thể kết thúc trước thời hạn chót cho Brexit vào ngày 29/3 tới. Nhiều thành viên WTO trước đó bày tỏ quan ngại về việc liệu 3 năm nói trên có phải là giai đoạn điển hình cho dòng chảy thương mại của EU hay không.

Hạn ngạch thuế quan hiện nay của EU đối với nông sản nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New Zealand và các nước Mỹ Latinh được thiết lập trên cơ sở Anh là một quốc gia thành viên EU và là một phần của khối thị trường chung.

Tuy nhiên, kế hoạch Brexit của Anh đồng nghĩa hạn ngạch đó phải được tái phân bổ giữa Anh và 27 quốc gia còn lại trong EU.

Cùng ngày, Hiệp hội Bán lẻ Anh (BRC) cảnh báo an ninh lương thực của Anh có nguy cơ bị đe dọa, trong khi các giao dịch thương mại với EU cũng sẽ hứng chịu những tác động không ngờ tới nếu xảy ra một Brexit không thỏa thuận.

Trong thư gửi các nghị sỹ Anh với chữ ký lãnh đạo của các siêu thị gồm Tesco, Sainsbury's, Morrisons, the Co-operative Group, Marks & Spencer và Lidl, BRC nhấn mạnh mối lo ngại về sự sự gián đoạn hoạt động của các nhà cung cấp lương thực tại Anh vào cuối tháng 3 tới. Đây là thời điểm mà Anh nhập khẩu số lượng lớn rau củ quả từ các nước EU. 

BRC trước đó đã cảnh báo về các nguy cơ nếu Anh rời EU mà không có một thỏa thuận, trong đó có khả năng giá lương thực tăng cao hơn. Tháng 7 năm ngoái, BRC cho biết giá thực phẩm và đồ uống có thể sẽ tăng trung bình 29%.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Người biểu tình Áo vàng tập trung tại thủ đô Paris, Pháp, ngày 26/1/2019.

Hàng chục nghìn người đã tuần hành tại Pháp và Bỉ ngày 27/1 phản đối việc các chính phủ không có hành động ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.

Khi hàng triệu người Trung Quốc bắt tàu xe về quê đón Tết, cộng đồng mạng tại nước này lại rộ tranh cãi về cái gọi là trải nghiệm tồi tệ nhất khi di chuyển.

Hàng nghìn người dân thành phố bất chấp cái lạnh thấu xương đến tham dự lễ kỷ niệm.

Ngày 27/1, một cuộc diễu binh quy mô lớn đã được tổ chức tại Saint Pesterburg. Hơn 100 khí tài quân sự cùng 2.500 binh sĩ đã tham gia sự kiện này.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia (phải) bắt tay và trao đổi với Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza trước cuộc họp.

Hội đồng Bảo an (HĐBA), cơ quan quyền lực nhất của Liên Hiệp Quốc (LHQ), chia rẽ vì những bất đồng giữa các nước thành viên thường trực trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục